Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

by Ngọc Gấm
Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về việc biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Tại Việt Nam sẽ có một số khu vực giao nhau với đường không ưu tiên nên khi di chuyển bạn phải hết sức chú ý, nếu không sẽ phạm phải những lỗi khi tham gia giao thông đường bộ hoặc nặng hơn là việc không tuân thủ giao thông tại khu vực giao nhau với đường không ưu tiên sẽ dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông . Vậy theo quy định của pháp luật thì biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Để có thể giải đáp thắc mắc về việc biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Giao thông đường bộ 2008
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
QCVN 41:2019/BGTVT

Đường không ưu tiên là đường gì?

Theo quy định tại quy định tại khoản 3.10 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam quy định về đường không ưu tiên như sau:

– Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.

– Đường không ưu tiên là đường giao cùng mức với đường ưu tiên.

Quy định về thứ tự đường ưu tiên tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:
– Quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:

  • Đường cao tốc;
  • Quốc lộ;
  • Đường đô thị;
  • Đường tỉnh;
  • Đường huyện;
  • Đường xã;
  • Đường chuyên dùng.

– Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

  • Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
  • Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
  • Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên.

Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Theo quy định quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam, biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên có khoảng 11 biển báo với mỗi biển có các đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên tựu trung lại đều có các đặc điểm của biển báo nguy hiểm và cảnh báo là biển có hình tam giác, có đường viền đỏ.

Theo quy định tại quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên là biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) “Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)”.

Theo quy định tại quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên có các đặc điểm sau:

– Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên, đặt biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau và hướng đường ưu tiên hay không ưu tiên để chọn kiểu biển hoặc vẽ hình dạng hình vẽ cho phù hợp với thực tế nút giao. Tại chỗ đường giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc tương tự,
tùy theo điều kiện giao thông có thể xem xét sử dụng biển số W.207 khi cần thiết.

– Biển số W.207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l) được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính (trong nội thành, nội thị tùy theo điều kiện thực tế để sử dụng biển cho phù hợp). Các xe đi trên đường có đặt biển này được
quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

– Trên tất cả các nhánh đường giao với đoạn đường ưu tiên (đoạn đường nằm giữa biển số I.401 và biển số I.402) ở nơi đường giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.

– Khi đường ưu tiên giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp với mật độ lớn thì sử dụng biển số W.207d hoặc số W.207e kết hợp với sử dụng biển phụ để xác định phạm vi tác dụng của biển (phạm vi đoạn đường giao với nhiều đường không ưu tiên liên tiếp). Trong phạm vi tác dụng của biển số W.207d và W.207e, không cần thiết phải đặt các biển số W.207 khác.

Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?
Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Lưu ý:

– Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch
sơn kiểu mắt võng khi thấy cần thiết.

– Đối với việc nhập làn: Biển số IE.467a chỉ dẫn vị trí nhập làn xe tại các vị trí nút giao thông có lưu lượng xe lớn. Để chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện giao thông biết trước sắp đến vị trí nhập làn xe (Biển số IE.467b). Biển được đặt bên lề đường gần vị trí nút giao. Chi tiết biển chỉ dẫn nhập làn được quy định trong Phụ lục P (mục P.19) của Quy chuẩn này. Trong trường hợp không lắp đặt biển IE.467 thì sử dụng các biển cảnh báo W.207g và W.238.

– Đối với biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính): Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị
có thể không đặt biển này

– Đối với biển số R.122 “Dừng lại”

  • Để đảm bảo quyền ưu tiên rẽ tại nơi giao nhau cho người tham gia giao thông ưu tiên, đặt trên đường không ưu tiên biển số R.122 kèm theo biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” bên dưới. Biển có hiệu lực bắt buộc người tham gia giao
    thông trên đường không ưu tiên phải nhường đường (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định) cho xe trên đường ưu tiên được đi trước qua vị trí giao nhau.
  • Khi tầm nhìn tại nơi đường giao nhau không đảm bảo, cần bố trí biển số R.122 kết hợp với biển phụ ghi chữ “Dừng lại quan sát” và vạch sơn gờ giảm tốc trên đường không ưu tiên.

– Đối với biển số I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên”:

  • Trong trường hợp trên đường ưu tiên đã có các biển W.207, tại các đường nhánh đã có biển W.208 thì không nhất thiết đặt biển số I.401.
  • Trên các đường không ưu tiên, ở những điểm giao nhau, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” hoặc biển số R.122 “Dừng lại”, bên dưới có đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên”.

– Đối với biển số S.506 (a,b) “Hướng đường ưu tiên”:

  • Biển số S.506b được đặt bên dưới biển số W.208 và biển số R.122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

– Đối với biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”: Biển số W.209 có thể được dùng bổ sung hoặc thay thế cho các biển số W.205, W.206, W.207, W.208.

Không chấp hành biển báo giao nhau với đường không ưu tiên thì phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt lỗi không chấp hành biển báo giao nhau với đường không ưu tiên như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:

– Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Biển nào là biển giao nhau với đường ưu tiên?

Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)”
– Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
– Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
– Bên dưới biển số W.208, có thể đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
– Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

Biển nào báo hiệu đường hai chiều?

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVTC Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam biển báo đường hai chiều được mô tả như sau: : Biển hình tam giác có nền vàng, viền đỏ, có 02 mũi tên, mũi bên trái hướng xuống và mũi bên phải hướng lên.
Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVTC biển báo đường hai chiều là biển số W.204 “Đường hai chiều”.
– Để báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung thì đặt biển số W.204 “Đường hai chiều”.
– Các đoạn đầu và cuối đường có dải phân cách giữa chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hoặc khi hết đoạn đường một chiều, đặt biển số W.204.
Lưu ý:
Đối với biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”: Đường hai chiều được phân chia bằng vạch sơn không phải đặt biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”.
Khi hết đoạn đường một chiều đặt biển số I.204 “Đường hai chiều”. Biển số I.204 cho biết bắt đầu đi hai chiều.

Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?

Biển báo nguy hiểm có các đặc điểm sau:
– Biển báo nguy hiểm chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lê trời, trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
– Nhóm biển báo nguy hiểm thường có nền màu vàng, viền đỏ và có hình vẽ màu đen mô tả thông tin cần báo hiệu.
– Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên.
– Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
– Để báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người tham gia giao thông khó quan sát thấy đèn để kịp thời xử lý, đặt biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment