Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe người điều khiển xe bị xử phạt như thế nào?

by Thúy Duy

Chào CSGT, hôm nay tôi có chứng kiến một thanh niên phóng xe chạy thật nhanh khi có lệnh dừng của cảnh sát giao thông. Hành vi này có bị xử phạt không? Mong được giải đáp.

Chào bạn, việc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều thanh niên còn chạy ở tốc độ cao khi bị truy đuổi dẫn đến nguy hiểm cho người lưu thông cũng như người dân xung quanh. Để hiểu rõ việc bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe người điều khiển xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

CSGT được dừng xe khi nào?

Quy định tại Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ công an Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Theo đó, Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Bên cạnh đó có một số những trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên Cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu dừng xe như sau:

  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

(Quy định tại Khoản 1 – Điều 16 – Nghị định 65/2020/TT-BCA)

Như vậy, có 4 trường hợp CSGT được phép dừng xe của người điều khiển phương tiện đang lưu thông trên đường. Nếu như mọi người chấp hành đúng luật giao thông và mang đầy đủ giấy tờ thì không cần phải hoang mang khi mình bị yêu cầu dừng xe.

Việc dừng phương tiện giao thông phải bảo đảm những yêu cầu gì?

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 16 – Nghị định 65/2020/TT-BCA:

“2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b. Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại một Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

c. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắm đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “đi chậm” hoặc biển 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường;

d. Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.”

Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe?

Theo quy định tại điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, Người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trong đó, hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định tại điều 10 luật này, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn

Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông tức CSGT

Khi bị CSGT dừng xe, người điều khiển phương tiện phải hợp tác, dừng xe theo yêu cầu.

CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm hay không?

Theo Điều 87, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ: CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ…

Đồng thời Chính phủ có quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Theo quy định hiện nay, thì các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm tra, kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.

Việc quyết định các tình huống truy đuổi, CSGT cần hết sức bình tĩnh và có cách hành xử đúng mực, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng đã quy định “Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh” (điểm a khoản 1 điều 3).

Như vậy, việc truy đuổi đến cùng người vi phạm giao thông bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT vẫn là phù hợp quy định pháp luật. Trong nhiều trường hợp các chiến sĩ CSGT cũng nên cân nhắc lợi, hại khi thực hiện việc truy đuổi (lỗi vi phạm nhỏ, người vi phạm bỏ chạy trong lúc giờ cao điểm, đường đông đúc nếu truy đuổi có thể gây nguy hiểm cho người khác…). Ngoài ra, lực lượng CSGT còn nhiều biện pháp khác có thể thực hiện để xử lý người vi phạm bỏ chạy như ghi lại biển số phương tiện hoặc dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để sau đó truy xét, xử lý.

Theo Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của sĩ quan, hạ sĩ quan CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ: hiệu lệnh dừng phương tiện của CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm: Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông; còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra; đèn tín hiệu, biển báo hiệu, barie hoặc rào chắn (Điều 13, Chương V).

Khi có một trong các tín hiệu này, các phương tiện giao thông phải dừng xe theo hiệu lệnh. Người tham gia giao thông không những phải chấp hành hiệu lệnh của CSGT khi điều khiển giao thông mà còn cả trong khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Đối với CSGT đường bộ, theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định CSGT đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Bên cạnh đó, theo Điều 10, Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh)…

Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe người điều khiển xe bị xử phạt như thế nào?
Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe người điều khiển xe bị xử phạt như thế nào?

Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe người điều khiển xe bị xử phạt như thế nào?

Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe là hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông.

Theo quy định tại điều 5,6,7,8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:

Điều khiển xe ô tô bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

….

Theo Khoản 9 Điều này:

Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

Như vậy, theo các quy định như trên tùy vào tình huống cụ thể, người điểu khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh dừng xe sẽ bị xử phạt với các mức phạt khác nhau 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng hoặc từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Điều khiển xe máy bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Theo Khoản 9 Điều này:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Theo đó, tùy vào tình huống cụ thể khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh dừng xe có thể bị xử phạt với các mức phạt khác nhau từ từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng hoặc từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

Trên đây là mức phạt nếu như bỏ chạy khi thấy hiệu lệnh dừng xe của CSGT. Chúng ta hãy chấp hành đúng hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người lưu thông cùng.

Có bắt buộc chấp hành hiệu lệnh của CSGT?

Tại Khoản 2, Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe người điều khiển xe bị xử phạt như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT là bao nhiêu?

Việc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông là vi phạm quy tắc giao thông đường bộvà sẽ bị xử phạt theo Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT.
Bên cạnh đó sẽ bị tước bằng lái xe 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

 Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?

 Chống người thi hành công vụ là một tội danh được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Trong khi đó, việc bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe chỉ đơn thuần muốn trốn tránh việc bị kiểm tra và xử lý vi phạm chứ không nhằm đe dọa hay dùng vũ lực để cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy, hành vi không dừng xe theo lệnh CSGT không phải là chống người thi hành công vụ nhưng sẽ được xếp vào lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Người dân có thể quay phim, chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra không?

Người dân được giám sát CSGT khi bị kiểm tra bằng các hình thức sau:
– Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
– Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
– Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Như vậy, người dân có thể quay phim, chụp hình CSGT để giám sát khi bị kiểm tra. Tuy nhiên, khi quay phim, chụp hình phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
– Chỉ được quay phim, chụp hình ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông)
(Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự)
– Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment