Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn năm 2023

by Hương Giang
Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn

Tình hình tham gia giao thông tại các địa phương hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó có bao gồm vấn đề các phụ tùng gắn trên phương tiện giao thông không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là gương chiếu hậu. Để quán triệt và thống nhất quy cách sử dụng gương chiếu hậu cho xe máy, pháp luật đã quy định thông số cụ thể tại các văn bản pháp luật. Vậy cụ thể, Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn gồm những loại nào? Xe máy lắp gương thời trang có được không? Xe máy không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền? Sau đây, CSGT sẽ giúp quý độc giả làm rõ các thắc mắc nêu trên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhé.

Căn cứ pháp lý

Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn

Gương chiếu hậu có chức năng giúp người lái xe quan sát phía sau mà không phải quay đầu lại, nhờ đó mà người lái xe có tầm nhìn rộng, góc quan sát tốt, bao quát được nhiều hướng để có thể nhanh chóng nhận biết, đánh giá các tình huống giao thông và đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác nhằm tránh các va chạm, tai nạn giao thông. Gương chiếu hậu là trang bị tiêu chuẩn của xe máy và được nhà sản xuất gắn trên xe khi bán ra.

Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn như sau:

Kích thước gương chiếu hậu đạt chuẩn

Điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.

Theo Quy chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy thì gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế dùng để quan sát phía sau.

Theo đó, tất cả các gương phải được lắp đặt chắc chắn và điều chỉnh được vùng quan sát. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.

Đồng thời, gương chiếu hậu cần đáp ứng quy định về kích thước như sau:

– Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69cm2;

– Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm;

– Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Vị trí gắn gương chiếu hậu đạt chuẩn

Theo Quy chuẩn QCVN 14:2015/BGTVT,:

– Xe gắn máy phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.

– Đối với xe mô tô phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái

Xe máy không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Khi tham gia giao thông thì các phương tiện phải có đủ gương chiếu hậu và những trang bị, thiết bị khác bảo đảm được tầm nhìn cho người điều khiển, kể cả là đối với xe máy. Nếu như người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông không có đủ gương chiếu hậu hoặc là có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Cụ thể:

Tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo quy định này thì người nào điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và những loại xe tương tự mà lại không có gương chiếu hậu ở bên trái người điều khiển thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng . Còn đối với trường hợp mà người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và những loại xe tương tự mà vẫn có gương chiếu hậu nhưng lại không có tác dụng thì người đó cũng vẫn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Tại khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định các trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản, theo điều này thì xử phạt hành chính không lập biên bản sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Xử phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.

Trong trường hợp xử phạt hành chính mà không lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Như vậy, trong trường hợp phạt hành chính lỗi xe máy không có gương chiếu hậu hoặc có gương chiếu hậu nhưng không có tác dụng thì người có thẩm quyền xử phạt không cần phải lập biên bản xử phạt mà sẽ phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Đồng thời, tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng đã chỉ rõ Cảnh sát giao thông chính là người có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với người lái xe ô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu.

Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn
Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn

Xe máy lắp gương thời trang có được không?

Xu hướng giới trẻ hiện nay lại thích thay đổi phụ kiện, linh kiện của xe mô tô, gắn máy nhằm để tao ra sự khác biệt và nổi bật hơn. Nay việc xử phạt xe máy lắp gương gù, gương thời trang vẫn còn nhiều bất cập và mâu thuẫn; tùy nơi và tùy vào hoàn cảnh thì cảnh sát giao thông vẫn xử phạt, nhưng có địa phương lại không. Hiện nay có các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như sau:

Theo Nghị định khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy khi tham gia không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng gương không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.

Như vậy, căn cứ quy định được nêu trong luật  trên, cảnh sát giao thông chỉ được có quyền xử phạt khi: Người lái xe sử dụng e máy không có gương chiếu hậu; Hoặc có nhưng gương không có tác dụng.

Gương gù, gương thời trang được phép gắn trên xe máy nếu gương vẫn có tác dụng đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông thì cảnh sát giao thông không có căn cứ để xử phạt.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý thêm, việc gắn gương gù, gương thời trang lên xe máy, nếu trong quá trình có làm thay đổi kết cấu của xe có thể sẽ bị xử phạt theo  Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 –  4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô nếu tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Xe máy vẫn có thể bị phạt trong trường hợp có đủ gương

Thông thường khi mua xe, bạn sẽ được trang bị sẵn gương xe máy. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, những chiếc gương này có thể bị hư hại, hoặc đơn giản chỉ là bạn muốn đổi sang một mẫu gương khác, đẹp mắt hơn. Ngoài ra, nhiều người cũng muốn nâng cấp chiếc kính chiếu hậu xe máy của mình để mang lại nhiều sự tiện lợi hơn như khả năng chống chói, khả năng xoay 360 độ … Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, trường hợp xe máy có đầy đủ gương vẫn có thể bị xử phạt:

Trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.

Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.

Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…

Cách để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.

Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Các loại gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn năm 2023”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý tra cứu quy hoạch thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Gương chiếu hậu tròn phải có kích thước tối thiểu bao nhiêu?

Trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm. Trong trường hợp gương không tròn, kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Chỉ lắp một gương trên xe máy thì có bị phạt không?

Nếu xe máy lắp thiếu gương chiếu hậu bên trái thì mới bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu lắp thiếu gương bên phải, người điều khiển xe máy lại không hề bị xử phạt.
Do đó, nếu xe máy chỉ lắp 01 gương chiếu hậu mà gương được lắp là gương bên trái thì tài xế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Ngược lại, nếu chỉ lắp gương bên phải, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

Xe ô tô không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với ô tô, mức phạt với hành vi lái xe không có gương chiếu hậu là 300.000 – 400.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like