Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm ra sao? Hôm trước tôi đang đi chợ thì gặp một vụ tai nạn giao thông. Cả 2 bên cũng không có thiệt hại gì lớn nhưng lại cãi vã lớn tiếng, thậm chí còn đánh nhau. Tôi thấy có anh cảnh sát giao thông thì can ra, còn lại một anh thì quay lại cuộc ẩu đả diễn ra giữa các bên. Sau đó, 2 người họ bị đưa về công an phường xử lý, nghe nói là về tội vi phạm quy định về an ninh trật tự. Tôi có thắc mắc là hiện nay cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm hay không? Rất mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Luật sư CSGT. Về nội dung ‘Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm hay không?” chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Nguyên tắc phát hiện người vi phạm giao thông thông qua phương tiện như thế nào?
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện nay hầu hết các tuyến đường đều có lắp đặt camera để quan sát. Điều này phòng khi có sự cố xảy ra thì có thể trích xuất camera để xem lại. Hiện nay có nhiều người thắc mắc về Nguyên tắc phát hiện người vi phạm giao thông qua phương tiện. Cụ thể những nguyên tắc hiện nay là:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (ở đây là cảnh sát giao thông và cơ quan công an) được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về an toàn giao thông phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, người quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện được nêu ra tại khoản 2 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2020. Cụ thể như sau:
– Phải bảo đảm việc tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
– Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật thì người quản lý và sử dụng phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
– Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm hay không?
Với quy định hiện nay thì cảnh sát giao thông được quyền quay phim. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì nó có thể thu thập những chứng cứ quan trọng theo quy định của tài xế khi lái xe. Nếu có tranh chấp thì đây là bằng chứng khách quan và mang đến sự công bằng. Tuy nhiên có phải tất cả các trường hợp thì họ đều được quay lại hay không?
Theo phân tích cảnh sát giao thông khi làm nghiệp vụ, để phát hiện ra được hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ thì có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT cũng đã quy định cụ thể về thiết bị ghi hình khi chụp ảnh trên thực tế phải bảo đảm hình ảnh được ghi lại có hiển thị thời gian cụ thể từng ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình.
Trong trường hợp thiết bị được sử dụng để ghi hình phục vụ cho việc phát hiện vi phạm giao thông không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị phải ghi rõ địa điểm ghi hình. Theo đó, cảnh sát giao thông khi ghi hình người vi phạm giao thông phải đảm bảo việc sử dụng đúng thiết bị ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu người cảnh sát giao thông không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định mà sử dụng điện thoại, máy ảnh cá nhân để quay phim, chụp hình người vi phạm giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ là hành vi sai phạm.
Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ được phép sử dụng hình ảnh, video thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. Nếu sử dụng thiết bị, phương tiện không đúng theo quy định, cụ thể là sử dụng máy ảnh, điện thoại cá nhân để quay phim người vi phạm thì được xác định là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông phải tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin của người dân. Nếu họ muốn sử dụng hình ảnh hoặc thông tin cá nhân của người vi phạm cho mục đích khác, họ cần phải tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, cảnh sát giao thông cũng phải tuân thủ các quy định về sử dụng trang thiết bị quay phim và chụp hình. Việc sử dụng trang thiết bị này phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh việc xâm phạm quyền riêng tư của người dân và đảm bảo an toàn cho chính cảnh sát giao thông và người tham gia giao thông.

Người dân có được quay phim chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra?
Hiện nay theo quy định thì cảnh sát giao thông được phép quay phim, chụp hình. Vậy ngược lại người dân có được quay phim khi bị dừng xe kiểm tra hay không? Vấn đề này Căn cứ Theo Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, các hình thức giám sát của nhân dân đối với cảnh sát giao thông được thực hiện như sau:
– Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
– Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
– Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.
Như vậy, người dân có thể quay phim chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra.
Khi quay phim chụp hình CSGT cần lưu ý gì?
Với việc chụp hình quay phim CSGT thì chúng ta cũng cần có những lưu ý nhất định. Đó chính là điều này không được gây ảnh hưởng cho công việc của họ và đảm bảo an toàn giao thông cho chính mình cũng như những người xung quanh. Hiện nay khi quay phim thì cần chú ý những quy định này như sau:
Theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, khi người dân quay phim, chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra cần lưu ý các vấn đề sau:
– Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ.
– Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).
Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm hay không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tranh chấp đất đai có tài sản trên đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Khi dừng xe kiểm tra, chiến sỹ CSGT phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
– Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, phải có tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, nếu người dân không vi phạm thì CSGT vẫn có thể dừng xe để kiểm tra nếu có chuyên đề đã được phê duyệt, văn bản đề nghị của Thủ tướng,… như trên.