Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ?

by Thúy Duy
Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ?

Chào CSGT, hôm nay khi tôi đang lưu thông trên đường thì thấy xe công an đang bật tín hiệu xin nhường đường nhưng có một xe máy khi chấp hành lệnh. Hành vi như thế có bị phạt không? Có bị tạm giữ xe nếu không nhường đường? Mong được tư vấn.

Chào bạn, luật Giao thông đường bộ quy định các loại xe được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. khi gặp những loại phương tiện này thì người tham gia giao thông phải nhường đường. Tuy nhiên hành vi không nhường đường cho xe công an là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị phạt theo quy định của pháp luật. Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Các loại xe ưu tiên và dấu hiệu nào để nhận biết?

Các loại xe ưu tiên bao gồm

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định Các loại xe ưu tiên bao gồm các loại sau:

“Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.”

Như vậy, theo quy định trên thì có 05 loại xe được ưu tiên đi trước các khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Trong các loại xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Loại đèn và Hình dạng đèn của những loại xe ưu tiên gồm 2 loại:

  • Loại Đèn đơn, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình tròn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình trụ.
  • Loại Đèn đôi, hình dạng: Đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật loại 2 bóng đèn và đèn phát tín hiệu ưu tiên dạng hình hộp chữ nhật 4 loại bóng.

Các dấu hiệu nhận biết các loại xe ưu tiên

Căn cứ Điều 11 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT, xe ưu tiên sẽ có tín hiệu nhận biết như sau:

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ: có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

Xe ôtô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe máy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe máy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe cảnh sát giao thông dẫn đường:

Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên;

Xe máy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê: có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.

Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ?
Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ?

Quyền được ưu tiên của các xe đặc biệt

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ → Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường → Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu → Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh → Đoàn xe tang → Xe cận vệ.

Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ?

Căn cứ Điểm h Khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– …

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 10 Điều này có quy định hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Như vậy, việc điều khiển xe máy không nhường đường cho xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên làm nhiệm vụ thì sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và không bị tạm giữ phương tiện.

Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là gì?

Một trong những loại xe ưu tiên là xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp. Theo đó, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, theo đó:

  • Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm:
  • Các xe quân sự đi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, chỉ huy cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn;
  • Xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố.
  • Xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm: Các xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân.
  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu.
  • Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Có bị tạm giữ xe máy khi không nhường đường cho xe công an đang đi làm nhiệm vụ?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể mức phạt như sau:
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây….
h) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
 Ngoài ra người điều khiển phương tiện còn có thể bị: Tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 – 03 tháng; Tước GPLX từ 02 – 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông?

Xe ưu tiên có bị cấm đi vào đường đặt biển báo hạn chế chiều ngang xe?

Trường hợp xe ưu tiên có bị cấm đi vào đường đặt biển báo hạn chế chiều ngang xe:
Căn cứ theo Biển số 118, Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định:
b) Biển số P.118 có hiệu lực cấm các xe (xe cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt trị số ghi trên biển đi qua.
Như vậy, theo quy định tại điểm b trên thì biển hạn chế chiều ngang áp dụng đối với cả các xe được ưu tiên có chiều ngang (kể cả xe và hàng hóa) vượt trị số ghi trên biển đi qua.

Xe ưu tiên đi vào đường đặt biển P.115 được không?

Theo quy định, bản chất của biển P.115 là hạn chế tải trọng của toàn bộ xe. Và khi có biển báo P.115 thì các xe ưu tiên có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển cũng sẽ không được phép đi vào đường này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment