Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa có những yêu cầu và nội dung gì?

by Thúy Duy

Chào CSGT, tôi sống ở gần đường thủy nôi địa khi tôi đang bắt cá thì thấy có mấy cán bộ thực hiện công tác khảo sát. Vậy công việc khảo sát này có những yêu cầu và nội dung gì? Mong được tư vấn.

Chào bạn, phải khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên trong quá trình khai thác. Để làm rõ công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa có những yêu cầu và nội dung gì? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

 Luồng đường thủy nội địa là gì?

Luồng đường thủy nội địa (luồng chạy tàu thuyền) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.

Luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:

  • Luồng đường thủy nội địa quốc gia (luồng quốc gia);
  • Luồng đường thủy nội địa địa phương (luồng địa phương);
  • Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng (luồng chuyên dùng).

Trong đó:

  • Luồng quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia;

+ Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia;

+ Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.

  • Luồng địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không thuộc trường hợp luồng quốc gia)
  • Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.

Trách nhiệm khảo sát luồng đường thủy nội địa

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, Luồng đường thủy nội địa trong quá trình khai thác phải được khảo sát thường xuyên, khảo sát định kỳ và khảo sát đột xuất.

Trách nhiệm khảo sát, lập bình đồ:

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng tổ chức khảo sát, lập bình đồ, số hóa bình đồ (nếu có), lập, duy trì và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ để phục vụ quản lý, thông báo và khai thác luồng;

b) Tổ chức, cá nhân khảo sát luồng phải cung cấp kết quả khảo sát cho cơ quan thông báo luồng đường thủy nội địa để thông báo luồng và chịu trách nhiệm về số liệu, thông tin đã cung cấp.

Kinh phí phục vụ khảo sát, lập bình đồ luồng đường thủy nội địa

a) Kinh phí khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách;

b) Tổ chức, cá nhân quản lý luồng chuyên dùng có trách nhiệm bố trí kinh phí để khảo sát phục vụ quản lý và thông báo luồng.

Phân loại khảo sát luồng đường thủy nội địa

  • Khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa được thực hiện trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên tuyến đường thủy nội địa.
  • Khảo sát luồng đường thủy nội địa định kỳ là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa theo một tần suất được xác định.
  • Khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa khi xuất hiện các tình huống đột xuất trong luồng, phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa có nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa có những yêu cầu và nội dung gì?
Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa có những yêu cầu và nội dung gì?

Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa có những yêu cầu và nội dung gì?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 36/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/03/2022) quy định về yêu cầu và nội dung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa như sau:

Yêu cầu chung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa

+ Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phải được lập phù hợp với loại, cấp kỹ thuật hiện trạng của luồng đường thủy nội địa, loại hình khảo sát;

+ Phương án kỹ thuật khảo sát đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;

+ Công tác khảo sát tuân thủ nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;

+ Bình đồ khảo sát trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục địa phương và hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục quốc gia;

+ Khảo sát định kỳ: bình đồ thể hiện tọa độ, cao độ đáy luồng đường thủy nội địa, phạm vi luồng, tim luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, lý trình và hệ thống báo hiệu trên luồng (nếu có); cao độ mực nước tại thời điểm đo; các thông tin về địa hình, địa giới hành chính, địa danh, lý trình, công trình trên đường thủy nội địa;

+ Đối với khảo sát đột xuất: bình đồ khảo sát thể hiện tọa độ, cao độ trong phạm vi khảo sát, tim luồng, lý trình và các thông tin có liên quan thuộc phạm vi khảo sát; cao độ mực nước tại thời điểm đo;

+ Đối với khảo sát thường xuyên: bình đồ khảo sát thể hiện chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; sự thay đổi của báo hiệu đường thủy nội địa (nếu có); những cảnh báo cần thiết khác.

Nội dung công việc khảo sát định kỳ và đột xuất luồng đường thủy nội địa

+ Nhiệm vụ khảo sát và lập phương án kỹ thuật khảo sát;

+ Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu;

+ Khảo sát hiện trường;

+ Xây dựng lưới tọa độ và độ cao; đo địa hình trên cạn và dưới nước;

+ Đo, quan trắc thủy văn;

+ Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát;

+ Các công việc khảo sát khác.

Nội dung công tác khảo sát thường xuyên luồng đường thủy nội địa được thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

Công tác xây dựng thủy đồ điện tử được ưu tiên thực hiện đối với các luồng trên hành lang vận tải thủy, tuyến vận tải chính, luồng có tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động và được cập nhật sau các lần khảo sát định kỳ.

Như vậy trên đây là nội dung và yêu cầu của công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Quy định về hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa

  • Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
  • Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát địa hình luồng đường thủy nội địa, bao gồm nội dung công tác đo đạc và xử lý các số liệu khảo sát; hồ sơ tính toán lưới tọa độ và độ cao; thống kê chi tiết các công trình, báo hiệu đường thủy nội địa hiện hữu (nếu có).
  • Nhật ký thi công khảo sát.
  • Sổ đo mực nước; sổ đo lưới tọa độ và độ cao.
  • Bình đồ khảo sát.
  • Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát.
  • Dữ liệu để số hóa kết quả khảo sát.
  • Hồ sơ khảo sát thường xuyên thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
  • Các tài liệu liên quan khác.

Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa

Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí chủ yếu sau:

a) Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý;

b) Vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa;

c) Trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa;

d) Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.

Việc xác định tần suất khảo sát định kỳ đối với luồng đường thủy nội địa quốc gia theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm, được xác định cụ thể theo tiêu chí chính quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia, gồm:

a) Tần suất khảo sát 01 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 85 điểm trở lên;

b) Tần suất khảo sát 03 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 70 điểm đến dưới 85 điểm;

c) Tần suất khảo sát 05 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt dưới 70 điểm;

d) Tần suất khảo sát lớn hơn 05 năm/lần đối với trường hợp luồng đường thủy nội địa quốc gia có tổng số điểm chấm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này nhưng là luồng đường thủy nội địa trên vùng hồ, đầm phá, vụng, vịnh, khu vực luồng ổn định có độ sâu lớn do Bộ Giao thông vận tải quyết định theo đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

đ) Tần suất khảo sát nhỏ hơn 01 năm/lần đối với trường hợp luồng, đoạn luồng đường thủy nội địa quốc gia khác tại khu vực cửa sông hoặc các khu vực bị bồi, xói lớn. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ vào tính chất, quy mô, phạm vi, vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định tần suất khảo sát.

  • Đối với luồng đường thủy nội địa địa phương, trên cơ sở tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giao thông vận tải căn cứ thực tế, xây dựng tiêu chí đánh giá trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương.
  • Đối với luồng đường thủy nội địa chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có luồng đường thủy nội địa chuyên dùng quyết định tần suất khảo sát nhưng tối đa không quá 05 năm/lần.
  • Đối với vùng nước cảng thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải theo phạm vi quản lý quyết định tần suất khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa tối đa không quá 05 năm/lần và chỉ đạo chủ cảng thủy nội địa tổ chức khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa để đảm bảo an toàn cho phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng thủy nội địa.
  • Định kỳ 05 năm một lần vào Quý III của năm cuối trong kỳ hoặc căn cứ vào nhu cầu thực tế, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật, bổ sung, tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia cho kỳ tiếp theo. Hồ sơ trình danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị công bố danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa;

+ Danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa, gồm: tên luồng (đoạn luồng), tỷ lệ bình đồ, tần suất khảo sát;

+ Bảng đánh giá, chấm điểm xác định tần suất khảo sát theo quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Các nội dung khác liên quan (nếu có).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa có những yêu cầu và nội dung gì?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục sang tên nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan quản lý đường thủy nội địa là cơ quan nào?

Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/03/2019, có quy định:
Cơ quan quản lý đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa bao gồm: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Giao thông vận tải.
Theo đó, chúng tôi hỗ trợ thêm đến bạn: Đơn vị bảo trì công trình đường thủy nội địa là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện bảo trì đường thủy nội địa theo hợp đồng với chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường thủy nội địa.

Cảnh sát giao thông đường thủy nội địa có được kiểm tra phương tiện đang lưu thông trên địa phận tỉnh thành khác không?

Theo Thông tư số 62/2011/TT-BCA ngày 07/9/2011 của Bộ Công an quy định về hoạt động tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thủy, Điều 6 quy định về phạm vi tuần tra, kiểm soát như sau: “Lực lượng Cảnh sát đường thủy tổ chức tuần tra, kiểm soát trên phạm vi các sông, kênh, rạch; luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hoạt động của phương tiện thủy, kể cả luồng hàng hải có hoạt động của phương tiện thủy”.
Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 62/2011/TT-BCA quy định cán bộ, chiến sĩ: “Được dừng phương tiện thủy nội địa, tàu cá, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa (sau đây viết gọn là phương tiện) khi có căn cứ cho rằng phương tiện đó vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông, an ninh, trật tự hoặc chuyên chở người, vật gây nguy hại cho an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của thuyền viên, người lái phương tiện, giấy tờ tùy thân của người khác trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về vận tải theo quy định của pháp luật”.

Quy định về thời gian thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương?

Khoản 5 Điều 13 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định về nội dung này như sau:
Thời gian thông báo luồng quốc gia, luồng địa phương: Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo sát, cơ quan quy định tại khoản 4 Điều này kiểm tra số liệu, thông báo luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 06, Mẫu số 07 và Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment