Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

by Thúy Duy
Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

Chào CSGT, hôm qua tôi có bị thổi phạt do chạy quá tốc độ nhưng điều quan trọng là biên bản xử phạt của tôi bị ghi sai tên. Được lấy lại xe khi biên bản xử phạt ghi sai tên của tôi không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, văn bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng. Để hiểu rõ việc có được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính

Việc lập (ghi) biên bản do người có thẩm quyền thực hiện để làm căn cứ xem xét, quyết định hoặc để lưu giữ làm chứng cứ sau khi đã được những người có liên quan đồng ý. Một số trường hợp, do pháp luật quy định, biên bản phải có thêm chữ kí của một số người liên quan như người làm chứng, người có mặt tại hiện trường, các bên tham gia hoạt động đó. Biên bản vi phạm hành chính là tài liệu cần phải có trong thủ tục, hổ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản (trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính). Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính.

Nội dung biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); Như trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vị phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hai hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghỉ rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ. Biên bản về vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm kí; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng kí vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định nêu trên phải cùng kí vào từng tờ biên bản sau khi được nghe đọc lại.

Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại ee hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối kí thì người lập biên bản phải ghi rõ lí do vào biên bản. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm – quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt cũng phải kí tên vào biên bản vi phạm hành chính.

Thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính

Vấn đề thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính cũng là vẩn đề tương đối phức tạp. Nhằm mục đích phát hiện, xử lí và thi

  • Đối với vi phạm hành chính đang thực hiện thì mốc tính thời hiệu là thời điểm phát hiện ra vi phạm hành chính đó;
  • Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì mốc tính thời hiệu là thời điểm chấm dứt vi phạm hành chính đó.

Trong khoảng thời gian tính thời hiệu nêu trên, nếu cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

  • Về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt

Theo quy định của Điều 74 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt. Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vĩ phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Việc áp dụng quy định này nhìn chung không có tranh luận gì nhiều ngoại trừ cách hiểu về cụm từ “cố tình trốn tránh, trì hoãn” việc thi hành quyết định xử phạt.

Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?
Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 6 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định lập biên bản vi phạm hành chính quy định:

  1. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;

b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;

d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;

đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

e) Quyền và thời hạn giải trình.

  1. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Để nhận lại xe, bạn phải làm đơn xin xác nhận tên tuổi, địa chỉ, hộ khẩu chính xác và chứng minh phương tiện vi phạm thuộc quyền sở hữu của bạn để được giải quyết. Sau đó, làm việc trực tiếp với bên cơ quan công an ra đã lập biên bản xử phạt hành chính để xác nhận lại thông tin sai sót trong quá trình khai báo.

Cố tình khai sai tên trong biên bản xử phạt vi phạm giao thông có bị gì không?

Khoản 2 Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

  • Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

  • Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Như vậy việc lập biên bản vi phạm hành chính phải được ghi rõ ngày, tháng, họ, tên, địa chỉ trường hợp khi lập biên bản xử phạt. Do đó, việc bạn khai sai thông tin cá nhân thì gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc giải quyết cho cơ quan có thẩm quyền.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không lập biên bản, CSGT có được tạm giữ xe không?

Theo đó, CSGT được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Mọi trường hợp tạm giữ phương tiện đều phải lập biên bản. Đồng nghĩa rằng, CSGT bắt buộc phải lập biên bản khi tạm giữ xe của người vi phạm.
Như vậy, trường hợp CSGT tạm giữ phương tiện của người vi phạm an toàn giao thông mà không lập biên bản là hành vi trái pháp luật.

Làm gì khi bị CSGT giữ xe sai quy định?

Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, khi bị CSGT tạm giữ xe sai quy định, người bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Nộp phạt quá thời hạn có sao không?

Khoản 1 điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định (QĐ) xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) hoặc nộp vào tài khoản của KBNN được ghi trong QĐ xử phạt.
Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành QĐ xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment