Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không?

by Thúy Duy
Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không?

Chào CSGT, con tôi mới có 17 tuổi nó thấy tôi chạy xe mô tô thấy thích quá và nằng nặc đòi chạy xe mô tô. Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe là hành vi vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ về việc giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xe mô tô?

Theo Mục 3.31 Điều 3 Quy chuẩn QCVN41:2019/BGTVT có định nghĩa như sau:

Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Như vậy, xe mô tô hay còn gọi là xe máy là xe có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên (50CC trở lên). Xe trên 50CC thì có thể gọi là xe mô tô rồi chứ không phải xe mô tô là xe trên 175CC.

Bao nhiêu tuổi thì được lái xe?

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đối với mỗi phương tiện thì quy định về độ tuổi được điều khiển khác nhau. Cụ thể:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi;
  • Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).
Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không?
Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không?

Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không?

Điểm a Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định này cũng có quy định: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

Không chỉ người lái xe chưa đủ tuổi bị phạt, chủ xe cho người chưa đủ tuổi mượn xe tham gia giao thông cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Theo điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100, chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện lái xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 02 triệu đồng đối với cá nhân; từ 1,6 triệu đồng đến 04 triệu đồng đối với tổ chức.

Điểm h khoản 8 Điều 30 quy định chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện lái xe bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng đối với cá nhân; 08 – 12 triệu đồng đối với tổ chức.

Việc pháp luật quy định độ tuổi tham gia giao thông với từng loại xe là do xét về nhận thức pháp luật giao thông, kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống khi điều khiển phương tiện…

Như vậy, từ các quy định trên thì trường hợp giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy nếu bị CSGT phát hiện, xử lý thì hoàn toàn có thể bị tạm giữ phương tiện (giam xe). Điều khiển xe khi chưa đủ tuổi là hành vi gây nguy hiểm cho bản thân, cho người khác và phải đối mặt với mức phạt nặng của cơ quan chức năng.

Không đủ tuổi lái xe thì bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay các mức phạt đối với người lái xe khi chưa đủ tuổi được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô;
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
  • Phạt tiền từ 1,2 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

Đối với các loại xe khác như ô tô chở người trên 10 chỗ, ô tô tải, máy kéo… Nghị định 100 không quy định mức phạt. Bởi nếu chưa đủ độ tuổi được điều khiển xe thì họ cũng không được phép thi Giấy phép lái xe. Vì thế, khi tham gia giao thông đương nhiên sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe với mức phạt rất nghiêm khắc (04 – 06 triệu đồng).

Chưa đủ tuổi lái xe nguy cơ tai nạn

Rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy con em mình biết chạy xe mô tô, xe gắn máy thì để mặc cho các em điều khiển xe đi lại, mà không hề nghĩ rằng các em chưa đủ tuổi lái xe là vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và nguy cơ tai nạn giao thông do sự “háo thắng”, thiếu kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông của các em gây ra.

Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự liên đới nếu người chưa đủ tuổi điều khiển xe gây tai nạn hậu quả nghiệm trọng. Để đảm bảo an toàn cho con em mình và cho người khác, đề nghị mỗi người, mỗi nhà phải đề cao ý thức trách nhiệm trong quản lý xe của mình, không giao xe cho con em khi chưa đủ tuổi điều khiển xe theo quy định hiện nay.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Giao xe mô tô 150CC cho người 17 tuổi chạy thì có bị giam xe hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

17 tuổi có đứng tên xe được không?

Từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi là cá nhân có thể tự mình thực hiện các giao dịch đối với tài sản của bản thân. Vì vậy, nếu 17 tuổi hoàn toàn có thể đứng tên đăng ký xe. Tuy nhiên, đối với việc thực hiện giao dịch mua bán xe thì cần người đại diện theo pháp luật đồng ý thì mới được xác lập và thực hiện giao dịch.

17 tuổi điều khiển xe máy sử dụng điện thoại có bị phạt?

Lỗi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, trường hợp bạn 17 tuổi thì mức phạt của bạn không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên. Theo đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với lỗi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

Người chưa đủ 16 tuổi đi xe máy gây tai nạn bị xử lý ra sao?

Đối với trường hợp người vi phạm chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên, người có hành vi giao xe máy cho người dưới 16 tuổi điều khiển khi biết rõ người đó chưa đủ độ tuổi điều khiển xe máy tham gia giao thông đường bộ, dẫn đến hậu quả làm chết 01 người thì tùy vào tính chất của hành vi, mức độ thiệt hại, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 07 năm và còn có thể bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.

3/5 - (3 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment