Loại đường như thế nào được gọi là đường đôi ?

by Thanh Hằng
Loại đường như thế nào được gọi là đường đôi ?

Giao thông đi lại là nhu cầu cần thiết của con người và là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ xã hội. Về bản chất, giao thông là hiện tượng kinh tế vì thông qua hoạt động trên lĩnh vực giao thông vận tải (hàng hóa hoặc hành khách) con người có thể thu được một nguồn lợi ích rất to.

Tuân thủ Luật an toàn giao thông là một trong những việc quan trọng nhất mà bất cứ người tham gia giao thông nào nên thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân mình cũng như những người xung quanh. Tuy nhiên hiện nay số lượng xe cộ ngày càng nhiều, các công trình đường bộ ngày càng được cải tiến, mở rộng thì việc vi phạm Luật an toàn giao thông của người dân cũng ngày càng tăng.

Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đọc câu hỏi đường đôi là gì? và cung cấp những nội dung kiến thức, những quy định của pháp luật liên quan đến đường đôi.

Đường đôi là gì?

Theo Luật của Bộ Giao Thông Vận Tải, phân chia thành bốn loại đường:

  • Đường đôi, có dải phân cách giữa hai làn đường 
  • Đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên
  • Đường hai chiều, loại đường không có dải phân cách ở giữa
  • Đường một chiều chỉ có một làn xe duy nhất 

Căn cứ theo Luật của Bộ Giao Thông Vận Tải, tại khoản 6-điều 3 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT nêu rõ “Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách ở giữa, không phải phân biệt bằng vạch kẻ có màu sơn trắng”. Như vậy, có thể hiểu, đường đôi là đường hai chiều và có dải phân cách nhưng không phải là vạch sơn.

Theo Luật quy định về khái niệm dải phân cách, đây là bộ phận của đường mà xe tham gia lưu thông không được phép chạy trên đó, nó được dùng để phân chia mặt đường thanh hai làn xe chạy ngược chiều riêng biệt, gồm các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, hoặc dải đất dự trữ.

Đường đôi dành cho các loại xe có tốc độ cao hơn so với hai loại đường còn lại.

Loại đường như thế nào được gọi là đường đôi ?

Đường đôi phải có dải phân cách ở giữa

Điều kiện này được quy định tại quy chuẩn 41 Điều lệ Báo hiệu đường bộ như sau: Đường đôi là đường để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về đường phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền.

Trong đó, dải phân cách của đường đôi được hiểu là phần đường ở giữa hai chiều đi và chiều về mà các phương tiện không được phép lưu thông trên đó.

Dải phân cách dùng để phân chia hai làn đường ngược chiều riêng biệt, thường có các dạng như bó vỉa, dải phân cách được làm bằng bê tông, hộ lan tôn song hoặc dải đất dự trữ.

– Các vạch dọc liền được vẽ bằng sơn ở giữa hai chiều đường không được coi là dải phân cách của đường đôi

Như vậy, để đáp ứng điều kiện trở thành đường đôi thì phải đáp ứng hai điều kiện trên.

Nói cách khác, để được gọi là “đường đôi” thì con đường đó phải là  một tuyến đường đôi đúng nghĩa, có từ hai làn xe trở lên cho một chiều di chuyển và tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa.

Ngược lại, nếu không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một tiêu chí nêu trên thì không được coi là đường đôi.

Di chuyển trên đường đôi như thế nào cho đúng luật?

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường đôi để không vi phạm Luật giao thông đi bộ, người lái xe chi được đi trong một làn đường nhất định, và chỉ được thay đổi làn đường ở những điểm không cấm. Nếu có nhu cầu chuyển làn, người điều khiển phương tiện giao thông cần xi nhan trước khi chuyển làn để những người chạy phía sau có thể nhìn thấy để tránh va chạm dẫn đến tai nạn giao thông.

Căn cứ tại điều 13 của Luật giao thông đường bộ quy định, xe máy có thể đi ở bất cứ làn đường nào ở đường đôi, tuy nhiên phương tiện giao thông di chuyển ở tốc độ thấp hơn phải đi ở phía bên phải. Bởi vì, nếu bạn đi ở tốc độ thấp nhưng lại đi về phía bên trái của làn ô tô là cũng vi phạm luật giao thông đấy nhé.

Quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông trên đường đôi:

  • Vận tốc tối đa 60km/h với những phương tiện cơ giới trừ các phương tiện quy định tại Điều 8 của Thông tư  31/2019-TT-GTVT.
  • Vận tốc tối đa 90km/h đối với các loại xe ô tô 4 chỗ/7 chỗ và xe ô tô chở từ 30 người trở lên (trừ xe bus), và ô tô có tải trọng tối đa 3.5 tấn.
  • Vận tốc tối đa 80km/h đối với các loại xe ô tô từ 30 chỗ trở lên (trừ xe bus) và ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn – trừ dòng xe ô tô xi-téc.
  • Vận tốc tối đa 70km/h với các dòng xe bus, xe ô tô đầu kéo sơ-mi-rơ-mooc, xe mô tô và xe ô tô chuyên dụng (trừ các dòng xe ô tô có trộn vữa hoặc ô tô trộn bê tông).
  • Vận tốc tối đa 60km/h với các loại ô tô kéo rơ mooc và các dòng xe kéo khác, ô tô trộn vữa và bê tông, ô tô xi-tec.
  • Vận tốc tối đa 40km/h với các dòng xe chuyên dụng, xe gắn máy và với cả xe máy điện, hoặc các dòng xe tương tự khác.
Loại đường như thế nào được gọi là đường đôi ?
Loại đường như thế nào được gọi là đường đôi ?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đLoại đường như thế nào được gọi là đường đôi ?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Đường 2 chiều là đường gì?

Đường 2 chiều là đường mà phương tiện lưu thông trên đó theo 2 hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa như đường đôi. (Tức là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa)

Những trường hợp nào được coi là đường đôi?

Tại Quy chuẩn 41, Điều lệ Báo hiệu đường bộ được quy định như sau: Đường đôi là đường mà để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về được phân biệt bởi các dải phân cách hoặc các vạch dọc liền. Trong đó dải phân cách của đường đôi là phần đường giữa 2 chiều đi và chiều về mà các phương tiện không được phép lưu thông trên đó. Dải phân cách dùng để phân chia 2 làn đường ngược chiều riêng biệt, dải phân cách được làm bằng bê tông, hộ lan tôn song hoặc các dải đất dự trữ. Dải phân cách thường có các dạng như bó vỉa.
– Các vạch dọc liền được vẽ ở giữa 2 chiều đường không được gọi là dải phân cách của đường đôi.
Khi đáp ứng 2 điều kiện trên thì loại đường đó mới được coi là đường đôi có nghĩa là để trở thành đường đôi thì con đường đó phải chia làm 2 làn đường trở lên cho 1 chiều di chuyển và tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa. Nếu không đáp ứng được những điều kiện trên thì tuyến đường đó không được coi là đường đôi.

Vạch màu trắng nét liền là gì?

Dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền dùng để chia các làn xe cùng chiều. 
Lưu ý xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác,  cũng như không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường này.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment