Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông năm 2022

by Anh Lan
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông

Khi tham gia giao thông, chắc chắn rằng chẳng ai muốn mình gặp tai nạn. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải thì chúng ta cũng cần phải biết cách giải quyết. Trong trường hợp thời gian đã lâu mà vụ việc vẫn chưa có kết quả thì chúng ta có thể làm đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy cụ thể Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông như thế nào? Các quy định liên quan ra sao? Hãy cùng CSGT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Thông tư 63/2020/TT-BCA

Tai nạn giao thông là gì?

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ; đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng; sức khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.

Khi xảy ra tai nạn, phương tiện phải được giữ nguyên tại hiện trường, không ai được quyển xoá hoặc làm sai lệch các dấu vết; những người có mặt tại hiện trường phải khẩn trường; kịp thời sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tại chỗ; và chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế nơi gần nhất; bảo vệ tài sản và phương tiện của nạn nhân; và đối tượng gây tai nạn và báo ngay cho cơ quan công an hoặc cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất.

Đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông là gì? 

Khi vụ việc tai nạn xảy ra đã lâu mà việc giải quyết chưa có kết quả, để bảo vệ quyền lợi của bản thân và để pháp luật đưa ra hình phạt thích đáng cho người phạm tội thì cá nhân có quyền viết đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông. Đơn đề nghị giải quyết tai nạn giang thông được gửi tại cơ quan công an điều tra thể hiện nguyện vọng, mong muốn để vụ việc nhanh chóng được giải quyết.

Hồ sơ đề nghị giải quyết tai nạn giao thông gồm những gì? 

  • Đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông
  • CMND/ CCCD của người làm đơn kèm theo CMND/ CCCD của người nhà, thân nhân là nạn nhân trong vụ việc tai nạn. 
  • Hồ sơ căn cứ chứng minh việc điều tra chậm trễ hay có các hành vi mới, các biểu hiện được cho là coi thường pháp luật, gây ảnh hưởng tới sự công bằng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Nội dung đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông

Đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông bao gồm các nội dung như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người đề nghị
  • Trình bày nội dung đơn: nội dung sự việc (theo thứ tự thời gian), thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn,…
  • Yêu cầu giải quyết
  • Chữ ký người làm đơn đề nghị

Cách viết đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông

Thông tin người làm đơn đề nghị

  • Ghi rõ họ và tên người đề nghị
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Địa chỉ cư trú
  • Số điện thoại liên hệ

Trình bày nội dung sự việc

  • Nêu diễn biến của vụ tai nạn giao thông (thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn)
  • Thiệt hại mà người gây tai nạn gây ra đối với người bị hại (tỷ lệ thương tật, thương tích như thế nào)

Có rất nhiều hành vi gây ra tai nạn giao thông, chẳng hạn như: vượt đèn đỏ tông chết người, uống rượu bia khi lái xe, chạy vượt quá tốc độ quy định,…

Yêu cầu giải quyết

  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trách nhiệm dân sự)
  • Xử lý hành vi của người gây ra tai nạn theo quy định của pháp luật

Nộp đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông ở đâu?

  • Khi xảy ra tai nạn giao thông, người đề nghị nộp đơn đến cơ quan công an địa phương (công an phường/xã nơi xảy ra tai nạn/nơi làm biên bản của vụ tai nạn giao thông.
  • Cơ quan công an sẽ căn cứ vào tờ tường trình, chứng cứ để xác định có thụ lý, khởi tố vụ việc hay không. Nếu khởi tố, công an sẽ làm các thủ tục theo quy định.

Trong trường hợp người bị hại không biết cách thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường hoặc nộp đơn đề nghị nhưng cơ quan có thẩm quyền không giải quyết thì có thể nhờ luật sư can thiệp để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông năm 2022

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông

Cách thu thập chứng cứ chứng minh cho việc điều tra giải quyết tai nạn giao thông là cấp thiết

Để yêu cầu nhanh chóng giải quyết vụ việc tai nạn giao thông, người làm đơn cần đưa ra được những căn cứ xác đáng cho nguyện vọng của mình nếu mong muốn việc viết đơn được hiệu quả.

Chứng cứ về việc quá thời hạn điều tra

Để chứng minh điều này, người làm đơn cần tìm hiểu các quy định về giải quyết vụ việc tai nạn giao thông và các tình tiết cơ bản, hồ sơ trong vụ việc để tính thời hạn. Thông thường thời hạn điều tra là 3 tháng đối với vụ việc tai nạn, có gia hạn khi vụ việc phức tạp hoặc cần lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan có liên quan.

Chứng cứ về các biểu hiện xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp khác

Chứng cứ này có phạm trù tương đối rộng, điển hình có thể là các bằng chứng thể hiện đối tượng gây ra hành vi có thái độ thiếu tôn trọng với nạn nhân, không ăn năn hối cải, không bồi thường, thường xuyên thực hiện các biểu hiện coi thường pháp luật, coi thường cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Mẫu đơn đề nghị giải quyết tai nạn giao thông”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; xin giải thể công ty; Quy trình làm báo cáo tài chính năm;… của CSGT. Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 16 tuổi gây tai nạn giao thông có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Người dưới 16 tuổi nếu có hành vi điều khiển phương tiện không được phép gây ra tai nạn giao thông tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự những vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi hậu quả gây ra, người giao phương tiện cho người dưới 16 tuổi điều khiển cũng sẽ bị liên đới chịu trách nhiệm, xem xét xử lý theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Hình sự nếu có.

Gửi đơn đề nghị tới Viện kiểm sát được không?

Trong trường hợp có căn cứ để chứng minh việc xử lý, điều tra của cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý có sai phạm, hoặc vi phạm pháp luật nói chung thì thân nhân, người bị hại có quyền gửi đơn tới Viện kiểm sát cùng cấp để được trợ giúp, can thiệp theo quy định.

Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh gì?

a) Có hay không có hành vi vi phạm TTATGT; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;
đ) Tình tiết khác có ý nghĩa… (Điều 8 Thông tư 63/2020/TT-BCA).

5/5 - (4 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment