Mở cửa ô tô không an toàn có vi phạm pháp luật không?

by Anh Lan
Mở cửa ô tô không an toàn có vi phạm pháp luật không?

Việc mở cửa xe ô tô tưởng chừng “dễ như ăn kẹo”, thế nhưng không phải ai cũng biết cách mở cửa an toàn. Trên thực tế, nhiều vụ va chạm, thậm chí tai nạn chết người đã xảy ra chỉ vì những cái mở cửa xe ẩu, thiếu quan sát và thiếu trách nhiệm. Vậy mở cửa ô tô không an toàn có vi phạm pháp luật không? Quy định như thế nào? Mức xử phạt ra sao? Để có câu trả lời hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT nhé!

Căn cứ pháp lý

Quy định về mở cửa xe ô tô

Điểm đ khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Như vậy hành vi mở cửa ô tô không an toàn là hành vi vi phạm pháp luật.

Các chuyên gia về lái xe an toàn đưa ra một số lời khuyên khi mở cửa xe như sau:

  • Luôn khoá cửa lại khi xe đang chạy để đảm bảo rằng các cửa không bị bật ra gây tai nạn cho người khác. Đồng thời, nên sử dụng khoá trẻ em để tránh trẻ nhỏ tự ý mở cửa từ bên trong.
  • Trước khi mở cửa xe, lái xe cho xe đỗ sát mép đường bên phải chiều đi của mình. Không dừng xe ở nơi cấm đỗ xe, đường giao nhau… Tuyệt đối không mở cửa khi xe đang chạy.
  • Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu.
  • Thao tác mở cửa xe đúng là tay trái giữ tay nắm cửa, tay phải kéo mở khóa. Thao tác mở cửa bằng tay phải này giúp mặt dễ dàng hướng về phía sau để quan sát, đồng thời cánh cửa không bị mở bung rộng ra ngay.
  • Mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa.

Mức phạt đối với hành vi mở cửa không an toàn như thế nào?

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mở cửa xe như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…]

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;

[…]”

Mức phạt đối với hành vi mở cửa không an toàn như thế nào?
Mức phạt đối với hành vi mở cửa không an toàn như thế nào?

Theo quy định trên, việc mở cửa xe ô tô không bảo đảm an toàn bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Hơn nữa, nếu hành vi mở cửa xe gây tai nạn giao thông gây hậu quả đến sức khỏe, tính mạng và tài sản còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi mở cửa không an toàn

Bên cạnh hình thức xử lý vi phạm là phạt tiền, người mở cửa xe không bảo đảm an toàn, gây tai nạn cho người khác còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

[…]

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

[…]”

Theo đó, việc gây tai nạn cho người lái xe máy từ hành vi mở cửa xe không đảm bảo an toàn, người mở cửa xe ô tô còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn bởi hành vi mở cửa xe

Người mở cửa xe ô tô không đảm bảo an toàn, gây tai nạn cho người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Hành vi mở cửa xe ô tô không đảm bảo an toàn là lỗi từ người mở cửa xe. Do đó, khi hành vi có lỗi này gây ra tai nạn cho người điều khiển xe máy, xâm phạm đến sức khỏe của người này thì theo quy định trên, người mở cửa xe ô tô phải có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà mình đã gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Mở cửa ô tô không an toàn có vi phạm pháp luật không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; xin giải thể công ty; quy trình làm báo cáo tài chính năm; khai thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc… của CSGT. Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Dấu hiệu của vi phạm pháp luật

1) Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;
2) Là hành vi trái quy định của pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép. Không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm. Hoặc làm điều mà pháp luật cấm;
3) Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể ;
4) Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không?

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng.
Theo quy định của pháp luật, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe, nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.

5/5 - (5 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment