Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy

by Nhu Hương
Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy

Việc các phương tiện giao thông đi nhầm làn đường, đi không đúng phần đường dành cho mình vẫn đang còn là một vấn đề bất cập. Đặc biệt, hiện nay, việc xe máy đi nhầm vào đường cao tốc đang diễn ra ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ cung cấp thêm thông tin về Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy

Xe máy đi vào đường cao tốc có thể bị xử phạt không?

Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ; bảo đảm giao thông liên tục, an toàn; rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Khi lưu thông trên đường cao tốc sẽ không bị cản trở; vì sẽ không có giao cắt cùng mức với các hệ thống giao thông khác như đường sắt; điều này giúp cho xe lưu thông liên tục không bị gián đoạn. Nếu có các tuyến đường bộ khác hay đường sắt giao cắt với cao tốc; thì phải khác mức, tức là phải có thiết kế phía dưới hay bên trên của đường này.

Tại khoản 4, Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

“4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Như vậy, các loại xe máy thông thường sẽ không được phép đi trên đường cao tốc. Đường cao tốc là phần đường dành cho các loại xe ô tô; xe chuyên dùng cho nên nếu xe máy đi vào phần đường này; thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy

Lỗi đi vào đường cao tốc đối với xe máy sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;”

Bên cạnh đó, điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung dành cho hành vi này đó là:

“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;”.

Như vậy, mức xử phạt đối với “xe máy đi vào đường cao tốc” đó là:

  • Phạt tiền từ 2000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Xe máy đi vào đường cao tốc bị xử phạt theo pháp luật hình sự

Trong một số trường hợp, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì xe máy đi vào đường cao tốc còn có thể bị xử lý hình sự.

Bộ luật Hình sự quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 15 năm tù giam nếu làm chết 03 người trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên…

Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe máy đi vào đường cao tốc

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.

– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

– Ngoài ra, có thể nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Mức xử phạt lỗi xe máy đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi đốt xe máy của bạn nhậu bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp hành vi hủy hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự; thì người có hành vi này có thể bị xử phạt:
Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.

Từ năm 2022 có phải không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt nặng?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Trong đó; nhiều quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 100. Cụ thể; điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123 bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. Còn trước đó; theo Nghị định 100 năm 2019; với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment