Nâng hạng GPLX B1 lên B2 thì có cần giấy khám sức khỏe không?

by Thúy Duy

Chào CSGT, tôi có một đứa bạn có bằng lái xe hạng B1 và bạn tôi đang muốn nâng hạng lên bằng lái xe B2. Nhưng tôi nghe bạn tôi nói rằng nâng hạng lên B2 không cần giấy khám sức khỏe. Như vậy có đúng hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, việc nâng hạng giấy phép lái xe sẽ giúp cho người điều khiển phương tiện có nhiều cơ hội hơn trong việc điều khiển các loại xe ô tô và kinh doanh dịch vụ vận tải. Để hiểu rõ việc nâng hạng GPLX B1 lên B2 thì có cần giấy khám sức khỏe không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Nhu cầu nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2

Ngày nay, đời sống của con người đang ngày càng được cải thiện. Nền kinh tế phát triển, nâng cao mức thu nhập của người dân. Vì thế nhu cầu mua xe ô tô và học lái xe ô tô cũng ngày càng nhiều. Người dân học bằng lái xe ô tô để có thể tự mình điều khiển phương tiện giao thông mà không cần thuê người lái. Bên cạnh đó, có nhiều người học lái xe ô tô để tham gia vào các hoạt động kinh doanh vận tải, cải thiện kinh tế.

Đối với bằng lái xe ô tô hạng B1, người điều khiển chỉ được phép điều khiển các loại xe ô tô số tự động từ 4 – 9 chỗ ngồi và các loại ô tô tải dưới 3,5 tấn. Tuy nhiên, người sở hữu giấy phép lái xe hạng B1 không được phép kinh doanh các hoạt động vận tải dịch vụ.

Để có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nhiều người đã lựa chọn nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên B2. Khi sở hữu giấy phép lái xe hạng B2, chủ điều khiển phương tiện có thể tham gia vào hành nghề lái xe dịch vụ. Giúp nâng cao được mức thu nhập cho bản thân. Từ đó nhu cầu nâng hạng bằng lái xe ô tô hạng B1 lên B2 ngày càng nhiều.

Điểm khác nhau giữa bằng lái xe B1 và B2

Trước hết, giấy phép lái xe hạng B1 và B2 đều có chung một đặc điểm đó chính là cả 2 loại bằng này đều cho phép người sở hữu điều khiển những loại ô tô chở người từ 4 chỗ đến 9 chỗ ngồi (đã bao gồm ghế lái). Và các loại xe ô tô tải có tải trọng dưới 3.500kg.

Cả hai loại giấy phép lái xe này đều có thời hạn sử dụng là 10 năm.
Tuy nhiên, bằng lái xe hạng B1 và B2 vẫn có những điểm khác nhau như:

  • Bằng lái xe B1 cấp cho người lái chỉ được phép lái các xe số tự động và không được phép sử dụng bằng lái xe để hành nghề kinh doanh lái xe dịch vụ.
  • Bằng lái xe B2 cho phép người sở hữu điều khiển các loại xe ô tô: ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, các loại xe được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.

Do tính chất sử dụng hai bằng lái xe này khác nhau, nên nhiều người đã có bằng lái xe hạng B1 vẫn muốn nâng cấp lên bằng lái xe hạng B2 để có thể lái các xe ô tô số sàn và tham gia kinh doanh vận tải.

Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe B1 lên B2

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
  • Đã đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có sức khỏe tốt, không bị mắc các bệnh về dị tật, thần kinh,…
  • Giấy phép lái xe hạng B1 vẫn còn thời hạn sử dụng.
  • Có thời gian hành nghề lái xe 01 năm và 12.000 km lái xe đường trường an toàn.
Nâng hạng GPLX B1 lên B2 thì có cần giấy khám sức khỏe không?
Nâng hạng GPLX B1 lên B2 thì có cần giấy khám sức khỏe không?

Nâng hạng GPLX B1 lên B2 thì có cần giấy khám sức khỏe không?

Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về hồ sơ nâng hạng của người học lái xe bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật.

Như vậy, đối với hồ sơ nâng hạng của người học lái xe từ hạng B1 lên hạng B2 sẽ bao gồm những giấy tờ được nêu trên. Do đó, phải có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp mới được nâng hạng từ bằng lái B1 lên B2.

Lệ phí thi sát hạch nâng bằng lái xe

Đến ngày dự thi sát hạch nâng cấp bằng lái xe hạng B1 lên B2, học viên sẽ nộp lệ phí dự thi trực tiếp cho Tổng cục đường bộ Việt Nam ngay tại sân thi sát hạch. Lệ phí thi bao gồm:

  • Lệ phí thi lý thuyết: 90.000 VNđ.
  • Lệ phí thi thực hành sa hình: 300.000 Vnđ.
  • Lệ phí thi thực hành đường trường: 60.000 Vnđ.
  • Lệ phí cấp bằng: 135.000 Vnđ.

Nếu trong quá trình dự thi sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe hạng B1 lên B2, người dự thi không đạt trong phần thi nào sẽ nộp tiền thi lại với phần thi đó.

Thời gian đào tạo nâng hạng bằng lái xe

+ Hạng B1 (số tự động) lên B1: 120 giờ (thực hành: 120).

+ Hạng B1 lên B2: 94 giờ (lý thuyết: 44, thực hành lái xe: 50).

+ Hạng B2 lên C: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

+ Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

+ Hạng D lên E: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

+ Hạng B2 lên D: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280).

+ Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280).

+ Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

+ Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).Căn cứ: Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Cấp chứng chỉ đào tạo nâng hạng: Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và vượt qua các bài kiểm tra trong quá trình học thì được cấp chứng chỉ đào tạo nâng hạng.

Chí phí học nâng hạng: Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo lái xe và từng hạng bằng lái xe.

Về thi sát hạch nâng hạng bằng lái xe

Hồ sơ dự thi sát hạch nâng hạng bằng lái: Do cơ sở đào tạo lái xe lập.

+ Bộ hồ sơ học nâng hạng bằng lái nêu trên.

+ Chứng chỉ đào tạo nâng hạng.

+ Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.Căn cứ: Khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

Nơi nộp: Cơ sở đào tạo lái xe nộp 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Thời gian cấp bằng lái xe: Chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Nâng hạng GPLX B1 lên B2 thì có cần giấy khám sức khỏe không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bị cụt 2 ngón tay có được học lái xe hạng B1 không?

Trường hợp bị cụt 2 ngón tay không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn sức khỏe để thi bằng lái xe B1. Tuy nhiên, để được thi loại bằng lái này, người dự thi còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác về sức khỏe. Nên nắm rõ toàn bộ yêu cầu về sức khỏe để phục vụ cho nhu cầu thi bằng lái của mình.

Bằng B2 được lái các loại xe nào?

Bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển xe ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của người lái xe, ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn, máy kéo có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Với bằng B2, nếu điều khiển các loại xe không thuộc các trường hợp được liệt kê trên đây sẽ coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe B2 là bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
“ Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;”

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment