Người dân có được phép quay phim 141 không?

by Thúy Duy
Người dân có được phép quay phim 141 không?

Chào CSGT, vài hôm trước khi tôi đang lưu thông trên đường bộ thì có một lực lượng yêu cầu dừng xe để kiểm tra vi phạm, lúc đó tôi định mở điện thoại quay phim lại thì bị ngắn cản bảo không được phép quay phim lực lượng 141 thì có đúng không? Người dân có được phép quay phim 141 không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Lực lượng 141 là gì?

“Tổ công tác 141” là tên gọi tắt của mô hình tổ công tác đặc biệt được thành lập dựa trên Kế hoạch số 141/KH-CAHN-PV11; ngày 29/7/2011 của Công an thành phố Hà Nội về việc “Tập trung kiểm tra; xử lý các đối tượng điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, chở người sai quy định… mang theo vũ khí khi tham gia giao thông”. Với mục đích chính là chủ động phát hiện; phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động tội phạm

Lực lượng “liên quân” bao gồm: cảnh sát giao thông; cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự (gọi tắt là lực lượng 141). Lực lượng 141 sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công an Hà Nội.

Hoạt động của 141 là sự phối hợp giữa hoạt động công khai và trinh sát hóa trang. Thông qua việc kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông phục vụ có hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Quyền hạn, nhiệm vụ của lực lượng 141 theo quy định hiện nay

Lực lượng 141 có nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nói chung và trật tự, an toàn giao thông nói riêng; đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên các tuyết giao thông. Nhiệm vụ cụ thể được ghi nhận tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA, theo đó, nhiệm vụ được xác định theo từng lực lượng:

Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ:

  • Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
  • Chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
  • Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

Đối với lực lượng cảnh sát khác và công an xã:

  • Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
Người dân có được phép quay phim 141 không?
Người dân có được phép quay phim 141 không?
  • Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
  • Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Về nguyên tắc: Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng 141 dựa trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia, chẳng hạn:

  • Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định pháp luật.
  • Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. (Điều 8, Thông tư 65/2020/TT-BCA).
  • Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật; Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội,… (Điều 8, Thông tư 58/2015/TT-BCA).
  • Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được trang bị phương tiện nghiệp vụ gồm: còi, gậy chỉ huy giao thông và các biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là biểu mẫu). (Điều 8, Thông tư 47/2011/TT-BCA).
  • Quyền hạn của cảnh sát hình sự và cảnh sát ma tuý trong hoạt động liên ngành trong tổ công tác 141 chủ yếu diễn ra khi có hành vi chống đối, đồng thời thực hiện hoạt động giám sát đối với các đối tượng có dấu hiệu tàng trữ trái phép chất ma tuý hoặc các tội phạm về tệ nạn xã hội.
  • Lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã trong thời gian tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ được hưởng bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với các lực lượng tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. (Khoản 5, Điều 8, Thông tư Thông tư 47/2011/TT-BCA).

Người dân có được phép quay phim 141 không?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào cấm người dân quay phim, chụp ảnh các tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm tra xử lý vi phạm giao thông trên đường.Tuy nhiên, hoạt động của các tổ công tác 141 làm nhiệm vụ trên các tuyến giao thông có đặc thù là ngoài việc xử lý vi phạm giao thông thông thường, lực lượng này còn có nhiệm vụ ngăn chặn và bắt giữ các đối tượng có dấu hiệu phạm tội hoặc tội phạm đang bị truy nã, tội phạm trong các chuyên án đang điều tra…

Vì vậy, nếu người dân tùy tiện ghi hình các tổ công tác 141 làm nhiệm vụ như vậy rất dễ làm ảnh hưởng đến bí mật công tác cũng như việc điều tra mở rộng các vụ án. Chưa kể, việc hình ảnh các tổ công tác đang làm nhiệm vụ bị đưa lên mạng xã hội với ý đồ xấu. Với trường hợp của bạn, việc cảnh sát sẽ mời bạn về trụ sở Công an phường để làm rõ động cơ, mục đích của việc ghi hình các tổ công tác đang làm nhiệm vụ là không sai.

Sau khi mời bạn về trụ sở Công an phường, cảnh sát sẽ xác minh, làm rõ mục đích việc bạn ghi hình chỉ là vô tình hay có động cơ nào khác nữa. Tiếp đó, cảnh sát sẽ yêu cầu bàn giao lại tư liệu cho cơ quan công an, nhắc nhở bạn lần sau rút kinh nghiệm và không nên ghi hình một cách tùy tiện như vậy.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Người dân có được phép quay phim 141 không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, Lỗi không gương có bị lập biên bản không?, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lực lượng 141 ra đời khi nào?

Căn cứ tình hình thực tế và tính chất đặc thù của thủ đô, lực lượng liên quân cảnh sát 141 được lập ra vào cuối năm 2011 để thực thi kế hoạch 141 của công an thành phố với mục đích cao cả là đảm bảo tuyệt đối an ninh trên toàn địa bàn thành phố.

Để hoàn thành nhiệm vụ trên, phương thức hoạt động của lực lượng 141 là gì

Các tổ công tác lực lượng 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở 1 khu vực nhất định, hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo nguyên tắc và pháp luật. Khi phát hiện vi phạm hoặc đối tượng có nghi vấn phạm tội thì lực lượng sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng triển khai dừng phương tiện để kiểm tra và xử lý theo đúng quy định.

Lực lượng 141 được kiểm tra ví, tin nhắn điện thoại không?


Đối với việc kiểm tra người (khám người), kiểm tra ví, điện thoại của đối tượng khả nghi là cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy nhiều nghi can đã cất giấu vũ khí trong người, giấu ma túy trong ví, giày dép, điện thoại (giấu ma túy vào phần lắp pin của điện thoại).
Tuy nhiên, đối với việc kiểm tra tin nhắn, lịch sử cuộc gọi thì tổ công tác 141 chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về tố tụng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment