Nhà gần đường sắt có được mở lối đi ngang đường tàu không?

by Thúy Duy
Nhà gần đường sắt có được mở lối đi ngang đường tàu không?

Chào CSGT, nhà tôi ở gần tuyến đường sắt Kép Bắc Giang – Lưu Xá Thái Nguyên, là một nhà gần đường sắt nên tôi muốn mở một tuyến đường ngang đường sắt để tiện cho các phương tiện xe máy, ô tô của nhà tôi và các hộ dân xung quanh lưu thông qua lại thì không biết có vi phạm quy định pháp luật không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc trên mời bạn kham khảo bài viết sau đây CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Khoảng lùi khi xây dựng nhà ở cách đường sắt là bao nhiêu mét?

Khoảng lùi theo quy định hiện nay

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD, khoảng lùi là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

Theo đó, để biết khoảng lùi khi xây dựng nhà ở là bao nhiêu thì người dân cần biết được chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng, cụ thể:

  • Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
  • Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không.

Khoảng lùi của công trình là bao nhiêu thì được?

Cũng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD, khoảng lùi của công trình được quy định cụ thể như sau:

Lưu ý: Quy định về khoảng lùi công trình trên các tuyến đường

Trong trường hợp do đặc thù hiện trạng của khu vực quy hoạch không đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi theo quy định tại bảng trên thì khoảng lùi do đồ án quy hoạch hoặc thiết kế đô thị xác định nhưng phải đảm bảo có sự thống nhất trong tổ chức không gian trên tuyến phố hoặc một đoạn phố.

Tóm lại, tùy thuộc vào bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng nhà ở và chiều cao nhà ở mà có khoảng lùi khác nhau (khoảng cách với lề đường là khác nhau). Nếu nhà ở xây dựng mà có chiều cao bằng hoặc thấp hơn 19m thì được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ.

Nhà gần đường sắt có được mở lối đi ngang đường tàu không?

Nhà gần đường sắt có được mở lối đi ngang đường tàu không?
Nhà gần đường sắt có được mở lối đi ngang đường tàu không?

Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt:

“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt

  1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
  2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
  3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
  4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.”
    Theo đó, Luật cấm hành vi phá hoại công trình đường sắt, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, tự mở lối đi qua đường sắt, làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt. Làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

Như vậy, theo quy định trên thì dù nhà bạn có gần đường sắt hành vi tự mở lối đi ngang đường sắt là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu vi phạm bạn có thể bị xử phạt với mức tiền mà CSGT sẽ cung cấp dưới đây.

Xử phạt hành vi mở lối đi ngang đường tàu bao nhiêu tiền?

Tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt, theo đó:

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự mở lối đi qua đường sắt;

b) Khoan, đào, xẻ đường sắt trái phép;

c) Tháo dỡ, làm xê dịch trái phép ray, tà vẹt, cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt;

d) Kéo đường dây thông tin, đường dây tải điện, xây dựng cầu, cầu vượt, hầm, hầm chui, cống, cột điện, cột viễn thông, hệ thống dẫn, chuyển nước, đường ống cấp nước, thoát nước, viễn thông (bao gồm cả công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) trái phép qua đường sắt hoặc trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt:

6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;

e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Theo đó, hành vi mở lối đi ngang đường tàu sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng và đối với tổ chức mở lối đi ngang đường tàu thì sẽ bị phạt gấp đôi. Ngoài hình thức phạt tiền thì người vi phạm còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Nhà gần đường sắt có được mở lối đi ngang đường tàu không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

được lùi xe khi đi trên đoạn đường bộ giao với đường sắt không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không được lùi xe ở khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Nhà gần đường sắt có được họp chợ mua bán trên đường sắt không?

Không, hiện nay các hành vi hăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt là hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt theo quy định pháp luật?

Tại Điều 4 Luật Đường sắt 2017 quy định nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt như sau:
– Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
– Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
– Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
– Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
– Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment