Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào?

by Thúy Duy

Chào CSGT, ngoài đèn giao thông, các loại vạch kẻ đường thì còn có các loại biển báo nhằm cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình tham gia lưu thông. Trong đó biển báo giao thông loại chia thành nhiều nhóm. Vậy cho tôi hỏi nhóm biển báo huy hiểm là gì? có đặt điểm nào? Mong được tư vấn.

Chào bạn, biển báo giao thông là một bộ phận cấu thành quan trọng của bộ quy tắc tham gia giao thông, có vai trò yêu cầu, chỉ dẫn, cảnh báo người tham gia giao thông. Mỗi loại biển sẽ có những đặc điểm nhận diện khác nhau giúp người tham gia giao thông thực hiện đúng quy định. Vậy nhóm biển báo huy hiểm có đặc điểm nào? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Các loại biển báo giao thông

Biển báo hiệu đường bộ trong hệ thống pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam bao gồm 5 nhóm cơ bản, đó là: Biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn, biển phụ, biển viết bằng chữ. Trong đó:

  • Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
  • Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.
  • Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.
  • Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung các nhóm biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn; hoặc được sử dụng độc lập.

Biển báo nguy hiểm là gì?

Ngày nay khi các chủ thể tham gia giao thông thì các chủ thể đó sẽ cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và quan trọng để thông qua các kiến thức về biển báo này sẽ có thể điều khiển các phương tiện an toàn và cũng sẽ không gây ra tai nạn. Các chủ thể khi tham gia giao thông cũng cần nắm rõ nội dung các biển báo và cách nhận biết chúng để đảm bảo quá trình tham gia giao thông không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Hiện nay tại nước ta thì biển bảo giao thông được phân thành 5 loại chính là: Biển cấm; Biển báo nguy hiểm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn; Biển phụ. Mỗi loại biển có một đặc điểm nhận diện khác nhau để giúp các chủ thể là những người tham gia giao thông nhận biết được nội dung mà biển bảo giao thông muốn gửi đến.

Việc những người điều khiển phương tiện phải tự trang bị cho mình một lượng kiến thức giao thông cần thiết, đây là việc rất quan trọng vì nó có thể giúp chi các chủ thể đó hiểu được những nội dung mà biển báo giao thông thể hiện, từ đó để thực hiện theo đúng nhằm đảm bảo an toàn cho mình và cho những người khác đang cùng tham gia giao thông. Trong các loại biển bảo giao thông thì biển bảo nguy hiểm được biết đến là một loại rất được nhiều người chú ý.

Biển báo nguy hiểm được hiểu cơ bản chính là một trong những nhóm biển báo vô cùng quan trong trong giao thông đường bộ. Biển bảo nguy hiểm về bản chất chính là những biển bảo được sử dụng để cảnh báo cho người tham gia giao thông biết được những nguy hiểm mà phòng ngừa.

Chúng thường được sử dụng để cảnh bảo cho người đi đường về những nguy hiểm có thể xảy ra phía trước, giúp người đi đường có được sự chủ động trong việc phòng tránh tai nạn có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Vì thế khi gặp phải biển bảo loại này thì bắt buộc các chủ thể là những người tham gia giao thông phải chú ý quan sát, giảm tốc độ và chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với các tình huống có thể xảy ra trên đường.

Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì?

Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào?
Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào?

Biển báo nguy hiểm có các đặc điểm sau:

  • Biển báo nguy hiểm chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lê trời, trừ biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm thường có nền màu vàng, viền đỏ và có hình vẽ màu đen mô tả thông tin cần báo hiệu.
  • Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên.
  • Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
  • Để báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người tham gia giao thông khó quan sát thấy đèn để kịp thời xử lý, đặt biển số W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”.

Một số các lưu ý với lái xe về biển báo nguy hiểm

  • Biển báo số 201a được hiểu là “Chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên trái”: Tức là đoạn đường phía trước có ngoặt hướng bên tay trái.
  • Biển báo số 201b được hiểu là “Chỗ ngoặt nguy hiểm phía bên phải”: Tức là đoạn đường phía trước có ngoặt hướng bên tay phải.
  • Nhóm biển báo số 202 được hiểu là “Nhiều chỗ ngoặt liên tiếp”: Đưa ra cảnh báo sắp đến đoạn có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp theo hướng tay trái (biển 202a) hoặc hướng tay phải (biển 202b).
  • Nhóm biển báo số 203 được hiểu là “Đường bị hẹp”: Đưa ra cảnh báo sắp đến đường bị hẹp về cả 2 phía (biển 203a) hoặc đường bị hẹp về phía bên trái (biển 203b)/bên phải (biển 203c).
  • Biển báo số 204 được hiểu là “Đường hai chiều”: Báo hiệu rằng đoạn đường phía trước khó khăn hoặc đang được sửa chữa, do đó đoạn đường sẽ phải tổ chức lại cho phương tiện đi 2 chiều trên cùng một phần đường.
  • Nhóm biển báo số 205 được hiểu là “Đường giao nhau cùng cấp”: Báo hiệu rằng đã sắp đến đoạn giao nhau giữa các đoạn đường trên cùng một mặt bằng.
  • Biển báo số 206 được hiểu là “Giao nhau, chạy theo vòng xuyến”: Biển báo đặt trước đoạn giao nhau có bố trí để đảm bảo an toàn giữa các nút giao. Các phương tiện cần chạy theo hướng mũi tên ở vòng xuyến.
  • Nhóm biển báo số 207 được hiểu là “Giao nhau với đường không ưu tiên”: Báo hiệu rằng đoạn đường phía trước sắp giao với đường không được ưu tiên.
  • Biển báo số 210 được hiểu là “Giao với đường sắt có rào chắn”: Báo hiệu rằng đoạn phía trước sẽ giao giữa đường bộ và đường sắt, có rào chắn kín hoặc rào chắn nửa kín, có nhân viên ngành đường sắt ở đó để điều khiển.
  • Biển báo số 211a được hiểu là “Giao với đường sắt không có rào chắn”: Báo hiệu đoạn đường phía trước giao giữa đường bộ với đường sắt mà không có rào chắn và không có nhân viên ngành đường sắt điều khiển.
  • Biển báo số 212 được hiểu là “Cầu hẹp”: Báo hiệu rằng đoạn phía trước là cầu có chiều rộng phần xe chạy được bằng hoặc nhỏ hơn 4,5m.
  • Biển báo số 213 được hiểu là “Cầu tạm”: Báo hiệu rằng đoạn phía trước là cầu tạm thời cho phương tiện qua lại.
  • Biển báo số 219 và 220 được hiểu là “Dốc xuống/dốc lên nguy hiểm”: Báo hiệu đoạn dốc phía trước nguy hiểm.
  • Nhóm biển số 221 được hiểu là “Đường không bằng phẳng”: Báo hiệu đoạn đường phía trước có mặt đường lồi lõm (biển số 221a) hoặc đường có những gờ nhân tạo để giảm tốc độ (biển số 221b).
  • Biển số 224 được hiểu là “Đường cho người đi bộ cắt ngang”: Các loại phương tiện khi đi qua điểm giao với đường dành riêng cho người đi bộ thì phải nhường.
  • Biển số 227 được hiểu là “Công trường”: Đoạn phía trước đang được tu sửa, có người và máy móc làm việc trên đường. Người điều khiển xe cơ giới phải giảm tốc độ, không được làm nguy hiểm đến người và máy móc đang làm việc.
  • Biển số 228 được hiểu là “Đá lở”: Sắp đến khu vực có đất đá phía trên sạt lở, hạn chế di chuyển vào thời tiết xấu hay dừng xe sau trận mưa lớn.
  • Biển số 231 được hiểu là “Thú rừng vượt qua đường”: Đoạn đường thường xuyên có thú rừng vượt qua.
  • Nhóm biển số 246 được hiểu là “Chú ý chướng ngại vật”: Đưa ra thông báo rằng sẽ có chướng ngại vật phía trước, đi được theo cả 2 chiều (biển số 246a) và chỉ đi được theo chiều trên mũi tên trên biển báo (biển số 246b và 246c).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực của biển báo giao thông?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT về thứ tự hiệu lực của hệ thống biển báo hiệu như sau:
“Điều 4: Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu:
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.”
Theo quy định trên, hiệu lực của người điều khiển giao thông là cao nhất, tiếp theo là đến hiệu lệnh của đèn tín hiệu, sau đó là hiệu lệnh của biển báo hiệu. Người tham gia giao thông cần hiểu rõ thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiểu để tham gia giao thông một cách toàn toàn, đúng quy định của pháp luật.

Nếu bạn cố tình không theo biển báo sẽ có những mức hình phạt như thế nào?

Hình phạt chính:  Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông) (Điểm c Khoản 12 điều 5 Nghị định 46/2016 NĐ-CP, điều 7 Nghị định 81/2013/NĐ-CP)

Cách nhận biết biển báo nguy hiểm và cảnh báo?

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý trên tuyến đường.
Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có: Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 – “Giao nhau với đường ưu tiên” đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment