Quy định về thu dữ liệu và kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ

by Thúy Duy
Quy định về thu dữ liệu và kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ

Chào CSGT, hôm qua khi đi qua trạm thu phí thì nhân viên yêu cầu tôi dừng xe để thu thập thông tin chủ phương tiện mà tôi rất hoang man vì không biết bị thu thập thông tin như thế thì có làm sao không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, khi đi ngang trạm thu phí ngoài việc đóng phí cho trạm ra thì thỉnh thoảng bạn còn gặp các tình huống thu thập thông tin của chủ phương tiện. Điều này cũng đã được pháp luật quy định, ngoài ra còn có quy định về kết nối dữ liệu của trạm thu phí đường bộ. Vậy cụ thể các quy định trên là gì? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Trạm thu phí đường bộ là gì?

Trạm thu phí đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

(khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT)

Mức thu phí sử dụng đường bộ được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Mức thu phí
Mức thu phí sử dụng đường bộ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp số tiền phí phải nộp là số tiền lẻ thì tổ chức thu phí tính tròn số theo nguyên tắc số tiền phí lẻ dưới 500 đồng thì tính tròn xuống, số tiền phí lẻ từ 500 đồng đến dưới 1.000 đồng thì tính tròn lên 1.000 đồng.”
Theo đó, hiện nay mức thu phí sử dụng đường bộ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Phương thức nộp phí sử dụng đường bộ thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 70/2021/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 6. Phương thức tính, nộp phí

  1. Đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe của lực lượng quốc phòng, công an quy định tại khoản 2 Điều này).
    Đối với xe đăng kiểm lần đầu, thời điểm tính phí sử dụng đường bộ tính từ ngày phương tiện được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm. Đối với xe cải tạo, chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu từ tổ chức sang cá nhân (và ngược lại) thì mức thu phí tính từ ngày chuyển đổi công năng hoặc chuyển đổi sở hữu theo Giấy đăng ký mới của xe.
    Phí sử dụng đường bộ tính theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí. Cụ thể như sau:
    a) Tính, nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm
    a.1) Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm từ 01 năm trở xuống: Chủ phương tiện thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ cho cả chu kỳ đăng kiểm và được cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
  2. Đối với xe ô tô có chu kỳ đăng kiểm trên 01 năm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Chủ phương tiện phải nộp phí sử dụng đường bộ theo năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng).
    Trường hợp nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm (18 tháng, 24 tháng và 30 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với chu kỳ đăng kiểm. Hết thời hạn nộp phí (chu kỳ đăng kiểm), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm để đăng kiểm và nộp phí cho chu kỳ đăng kiểm tiếp theo.
    Trường hợp nộp phí theo năm (12 tháng): Đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí 12 tháng. Hết thời hạn nộp phí (12 tháng), chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí và được cấp Tem nộp phí của thời gian tiếp theo (12 tháng hoặc thời gian còn lại của chu kỳ đăng kiểm).
    …”
    Như vậy, theo quy định trên thì đối với phí sử dụng đường bộ có thể được tính theo năm, theo tháng hoặc theo chu kì đăng kiểm của xe ô tô.

Thu dữ liệu của trạm thu phí đường bộ

Quy định về thu dữ liệu và kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ
Quy định về thu dữ liệu và kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ

Thu dữ liệu của trạm thu phí đường bộ được quy định tại Điều 11 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 31/03/2022):

  • Dữ liệu thu bao gồm dữ liệu thông tin chủ phương tiện của hệ thống thu hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ không dừng và dữ liệu về lịch sử giao dịch thu.
  • Dữ liệu thông tin chủ phương tiện của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng bao gồm các thông tin sau:

+ Thông tin liên hệ của chủ phương tiện: Số chứng minh nhân dân, hoặc số thẻ căn cước công dân, hoặc số hộ chiếu; mã số doanh nghiệp, địa chỉ nơi cư trú hoặc địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại liên lạc và địa chỉ hộp thư điện tử (nếu có) tiếp nhận chứng từ thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng;

+ Mã số định danh của phương tiện giao thông đường bộ được nhận chi trả từ tài khoản thu phí;

+ Tải trọng phương tiện, số chỗ ngồi, loại xe, biển kiểm soát xe.

– Dữ liệu về lịch sử giao dịch thu phí bao gồm:

+ Các tập tin dữ liệu thông tin giao dịch khi phương tiện giao thông qua trạm thu phí;

+ Các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu phí, vé lượt, vé tháng, vé quý;

+ Các tập tin video giám sát làn, giám sát cabin (nếu có), giám sát toàn cảnh;

+ Các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí đường bộ bao gồm: Hình ảnh chụp biển số đảm bảo đọc rõ biển số; hình ảnh chụp toàn cảnh phương tiện lưu thông phải đảm bảo nhận được loại phương tiện;

+ Thông tin số tiền trong tài khoản thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ và lịch sử giao dịch của tài khoản thu của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng.

  • Dữ liệu thu phải tuân thủ theo quy định trong mục 5.3.5 TCVN 10849:2015 Hệ thống thu phí điện tử và các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Chế độ lưu dữ liệu thu

+ Lưu trữ tối thiểu 1 năm: Các tập tin video giám sát toàn cảnh, giám sát cabin (nếu có);

+ Lưu trữ tối thiểu 5 năm: Các tập tin video giám sát làn; các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm thu phí;

+ Lưu trữ từ thời điểm đưa trạm thu phí vào hoạt động đến thời điểm sau 10 năm kể từ khi thanh lý hợp đồng PPP: Dữ liệu thông tin chủ phương tiện của hệ thống thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử không dừng; các tập tin dữ liệu thông tin giao dịch khi phương tiện giao thông qua trạm thu phí; các tập tin dữ liệu về lưu lượng, doanh thu thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, vé lượt, vé tháng, vé quý.

Kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ

Kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ được quy định tại Điều 12 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 31/03/2022), cụ thể CSGT sẽ trình bày cho bạn ở các nội dung dưới đây:

  • Dữ liệu thu được kết nối theo quy định trong mục 5.3.6 TCVN 10849:2015 Hệ thống thu phí điện tử và yêu cầu kết nối Back-End giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thu.
  • Đối với dự án thực hiện phương thức kín, Đơn vị vận hành thu phải kết nối, đồng bộ dữ liệu về lịch sử giao dịch thu phí lên hệ thống Back-End của Nhà cung cấp dịch vụ thu ngay khi phương tiện đi qua trạm thu phí đầu vào.
  • Các Nhà cung cấp dịch vụ thu phải đảm bảo cơ chế kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu trên nguyên tắc sẵn sàng, khả thi, thuận tiện, tránh trùng lặp, lãng phí khi thực hiện quản lý, vận hành thu và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Chi phí kết nối dữ liệu thu giữa các Back-End do các Nhà cung cấp dịch vụ thu thỏa thuận với nhau, phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Các dữ liệu được nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Thông tư này phải được kết nối về Hệ thống quản lý, giám sát thu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
  • Kết nối dữ liệu thu phải đảm bảo tốc độ truyền dẫn, tính dự phòng; đáp ứng yêu cầu an ninh và bảo mật thông tin/dữ liệu theo các quy định được nêu trong mục 5.3.7 TCVN 10849:2015 Hệ thống thu phí điện tử và các quy định hiện hành về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Quy định về thu dữ liệu và kết nối dữ liệu thu của trạm thu phí đường bộ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc hoạt động trạm thu phí đường bộ?

Trạm thu phí đường bộ phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
– Hoạt động trạm thu phí đường bộ phải được công khai, minh bạch;
– Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng, chỉ cung cấp thông tin khi có sự đồng ý của người sử dụng hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thời gian làm việc của trạm thu phí đường bộ?

– Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ (trừ những trường hợp dừng thu, tạm dừng thu khi có văn bản của cấp có thẩm quyền).
– Khi trạm thu phí phải ngừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng, Đơn vị vận hành thu phải có biện pháp bảo đảm không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Đơn vị quản lý thu và cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, đưa trạm thu phí vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
– Người lao động làm việc tại trạm thu phí phải mặc đồng phục trong khi thực hiện nhiệm vụ. Mẫu đồng phục của người lao động tại trạm thu phí do Đơn vị vận hành thu quyết định nhưng phải đảm bảo có phù hiệu, biểu trưng của Đơn vị vận hành thu, biển tên, chức danh được bố trí ở vị trí dễ nhận biết.

Chứng từ thu phí sử dụng đường bộ được quy định ra sao?

1. Khi thu phí, tổ chức thu phí phải lập và cấp biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định tại Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp vé “phí đường bộ toàn quốc” cho xe ô tô của lực lượng quốc phòng, công an khi cấp biên lai thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment