Chào Luật sư, hiện nay quy định về trách nhiệm khi có tai nạn giao thông được quy định như thế nào? Tôi là chủ cửa hàng gas, tôi có thuê thêm một số nhân viên lái xe để đi lấy hàng và giao hàng cho khách. Hôm trước trên đường đi lấy hàng thì tài xế cửa hàng tôi có đụng phải một em học sinh. Kết quả gây thương tích nhưng không nặng, tuy nhiên em học sinh đó phải năm viện gần một tuần để theo dõi thêm. Không biết theo quy định hiện hành thì trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn như thế nào? Quy định về việc xác định lỗi khi có tai nạn giao thông ra sao? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của CSGT. Về vấn đề “Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn như thế nào?” chúng tôi xin tư vấn đến bạn đọc như sau:
Năm nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay thế nào?
Hiện nay quy định về bồi thường thiệt hại được nhiều người quan tâm. Khi có tai nạn xảy ra thì cần xác định lỗi thuộc về bên nào để có thể phân chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có). Nếu có thì cần xác định các vấn đề có liên quan như ai bồi thường, mức bồi thường… Và nếu có việc bồi thường thiệt hại xảy ra thì cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:
ThS Huỳnh Thị Nam Hải, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho biết: Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự thì bên có lỗi còn phải chịu trách nhiệm dân sự hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015.
Trong đó, việc BTTH ngoài hợp đồng phải được thực hiện theo năm nguyên tắc được quy định tại BLDS bao gồm:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật…
– Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trách nhiệm của chủ phương tiện gây tai nạn gồm những gì?
Khi có tai nạn giao thông xảy ra, có thể có trách nhiệm bồi thường dân sự hay nếu có dấu hiệu phạm tội thì họ phải gánh chịu cả trách nhiệm hình sự. Nhưng câu hỏi đặt ra trong trường hợp này là lái xe hay là chủ xe mới là người bồi thường? Quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện gây tai nạn được quy định như sau:
- Trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn như thế nào?
Khi có tai nạn giao thông thì cần có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đây là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Khi đó, chủ xe cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì đây là người quản lý của phương tiện đó. Sau đó chủ phương tiện sẽ giải quyết với người lái xe. Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn là:
Khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Trường hợp phương tiện đang đi trên đường mà gây ra sự cố như nổ lốp, mất phanh,… gây ra tai nạn thì thiệt hại được xác định do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trường hợp này, theo khoản 2 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Lưu ý:
- Nếu chủ sở hữu phương tiện giao thông đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Trường hợp phương tiện giao thông bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại;
- Khi chủ sở hữu phương tiện giao thông có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông mà nguyên nhân dẫn đến tai nạn thuộc về phương tiện giao thông và không thuộc hai trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường trên thì chủ sở hữu phương tiện giao thông đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chủ phương tiện giao thông gây tai nạn có thể phải bồi thường các khoản sau:
Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Ai là người phải bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông?
Khi có tai nạn xảy ra, mỗi chúng ta đều không mong muốn có hậu quả hay hạn chế thấp nhất mức thiệt hại. Tuy nhiên trên thực tế, đa số các vụ tai nạn hiện nay đều có thiệt hại về tài sản, sức khỏe và các yếu tố khác. Bởi vì thông thường sẽ có người vi phạm dẫn đến tai nạn. Những trường hợp về việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là:
Theo BLDS năm 2015, trong các vụ tai nạn giao thông thì phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như mô tô, ô tô… được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào việc thiệt hại là do con người hay do tự thân phương tiện gây ra mà xác định trách nhiệm BTTH.
Trường hợp 1: Thiệt hại xảy ra là do hành vi của con người, không phải do tự thân phương tiện gây ra (ví dụ như người điều khiển phương tiện chạy xe quá tốc độ, vượt đèn đỏ… gây tai nạn).
Đối với trường hợp này, tài xế lái xe gây tai nạn sẽ phải chịu trách nhiệm BTTH. Và việc xác định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của người có lỗi gây ra vụ tai nạn sẽ được thực hiện theo Điều 586 BLDS.
Khi tai nạn xảy ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào việc thiệt hại là do con người hay do tự thân phương tiện gây ra mà xác định trách nhiệm BTTH.
Ngoài ra, nếu người gây tai nạn là người của pháp nhân hoặc người làm công và gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được pháp nhân, người thuê mướn giao cho thì pháp nhân, người thuê mướn sẽ phải BTTH do người của mình gây ra.
Nếu pháp nhân, người thuê mướn đã BTTH thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 2: Thiệt hại do tự thân phương tiện giao thông gây ra, không phụ thuộc vào ý chí của con người (ví dụ xe bị nổ lốp, đứt thắng… gây ra tai nạn).
Trong trường hợp này, chủ sở hữu xe có trách nhiệm phải BTTH cho người bị thiệt hại. Còn nếu chủ xe đã giao xe cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Chủ xe, người chiếm hữu, sử dụng xe có trách nhiệm BTTH cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bị hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Tuy nhiên, trường hợp xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (ví dụ như xe bị người khác lấy trộm hoặc bị cướp…) thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật có trách nhiệm phải BTTH.
Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông ra sao?
Khi tham gia giao thông thì cần biết những dấu hiệu, biển báo theo quy định để tuân thủ theo. Đặc biệt là những hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật giao thông. Về nội dung này, Chúng tôi xin được tư vấn về cách nhận biết hiệu lệnh này được xác định cụ thể như sau:
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bao gồm:
– Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại;
– Hai tay hoặc một tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;
Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
– Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;
Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải;
Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như hợp đồng cho thuê nhà và đất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định trồng cây xanh trên vỉa hè
- Xe ô tô con chở hàng có bị phạt không?
- Mua xe trả góp có bắt buộc mua bảo hiểm thân vỏ không?
Câu hỏi thường gặp:
Biển báo hiệu đường bộ có 05 nhóm, gồm:
– Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
– Biển báo nguy hiểm để cánh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
– Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
– Biển chỉ dẫn để chỉ dần hướng đi hoặc các điều cần biết;
– Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Bên cạnh đảm bảo tốc độ cho phép, Luật Giao thông yêu cầu người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về điều này như sau:
Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
V= 60: 35m
60 < V ≤ 80: 55m
80 < V ≤ 100: 70m
100 < V ≤ 120: 100m
Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Với các phương tiện khác, khi đi vào đường cao tốc, người lái xe phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe…