Truy cứu trách nhiệm hình sự tai nạn giao thông khi nào?

by Trà Ly
Truy cứu trách nhiệm hình sự tai nạn giao thông theo QĐ 2023

Theo số liệu thống kê của Việt Nam hiện nay đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngày càng tăng cao và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc gây ra hậu quả, thiệt hại lớn như vậy thì những người điều khiển phương tiện tham gia sẽ phải chịu hình phạt của phát luật hiện hành. Xin mời các bạn cùng chúng tôi để hiểu và nắm rõ được những vấn đề pháp luật quy định về “Truy cứu trách nhiệm hình sự tai nạn giao thông” của chúng tôi.

Cấu thành tội gây tai nạn giao thông

Việc xảy ra va chạm giữa các phương tiện khi tham gia giao thông đây là điều mà không ai mong muốn. Để hạn chế và làm giảm tai nạn giao thông Nhà nước đã đặt ra quy định pháp luật và chế tài nghiêm khắc để xử lý đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật.

 Về chủ thể: Chủ thể chịu trách nhiệm đối với tội gây tai nạn giao thông là chủ thể thường, là người tham gia giao thông từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

 Về khách thể: Khách thể bị xâm phạm của tôi này là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ngoài ra còn có thể xâm phạm đến quan hệ tài sản, hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác khi có tai nạn xảy ra.

Công cụ, phương tiện của tội phạm này là các phương tiện tham gia giao thông, có thể là các loại phương tiện thô sơ, xe cơ giới, hoặc các phương tiện chuyên dùng để tham gia giao thông khác.

– Về mặt khách quan: Người này đã vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông đường bộ, vi phạm ở đây được hiểu là không tuân thủ, hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến tai nạn xảy ra.

Hậu quả: Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có để xác định tội này. Hậu quả ở đây là các thiệt hại về tài sản, như là xe cộ, hoặc về tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.

– Về mặt chủ quan: Mặt chủ quan là yếu tố lỗi của người phạm tội, đối với hành vi gây tai nạn giao thông đường bộ lỗi ở đây là lỗi vô ý. Lỗi vô ý này có thể là vô ý do cẩu thả, hoặc vô ý do quá tự tin. Ví dụ người đã uống rượu say mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người này biết trước hành vi của mình có thể gây tai nạn giao thông, nhưng lại nghĩ rằng tai nạn có thể sẽ không xả ra và vẫn cố tình tham gia giao thông thì sẽ là vô ý do cẩu thả.

Khi gây tai nạn giao thông mà đạt đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì kể cả là lỗi vô ý thì người gây ra tai nạn cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Lỗi ở đây là đã có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, và do cơ quan chức năng xác định, do vậy để xác định một người có phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông hay không, không thể chỉ dựa vào Bộ Luật hình sự mà còn phải dựa vào quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Như vậy để  xét gây tai nạn giao thông, người ta thường căn cứ vào 2 yếu tố chủ yếu đó là: lỗi và hậu quả xảy ra.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tai nạn giao thông

Truy cứu trách nhiệm hình sự tai nạn giao thông theo QĐ 2023

Việc xảy ra tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn xảy ra, mặc dù vậy tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Trong các vụ tai nạn giao thông đã để lại nhiều hậu quả ngiêm trọng gât ra nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về tài sản lẫn tính mạng của người tham gia giao thông trên đường.

Căn cứ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định cụ thể như sau:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 như sau:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”.”

Xử phạt hành chính gây tai nạn giao thông

Nước ta hiện nay mỗi giờ có đến hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra theo nhiều mức độ khác nhau. Cùng với những lý do khách quan, cũng có thể là chủ quan từ người điều khiển phương tiện giao thông gây ra tai nạn vì lý do không tuân thủ quy định về an toàn khi di chuyển. Những hành vi này đều sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng với quy định.

Mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại do các bên tự thỏa thuận với nhau và các khoản bồi thường thiệt hại mà người vi phạm thực hiện phải dựa trên các căn cứ theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Truy cứu trách nhiệm hình sự tai nạn giao thông”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ cho đất ao lấn chiếm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Khi xảy ra tai nạn giao thông cần làm gì?

Giữ vững tâm lý, trách kích động với người gây tai nạn
Kiểm tra bản thân và người đi cùng
Nếu có người bị thương thì cần gọi cấp cứu theo số 115 ngay lập tức
Gọi điện cho CSGT theo số 113 để hỗ trợ xử lý
Sơ cứu người bị thương trong lúc chờ xe cứu thương
Quan sát hiện trường và bật đèn cảnh báo
Giữ nguyên hiện trường và chụp ảnh làm bằng chứng
Gọi điện cho công ty bảo hiểm để được hướng dẫn bồi thường

Gây tai nạn giao thông gia đình bị hại không khởi kiện thì có bị khởi tố không ?

Việc gây tai nạn phạm phải 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2017 nêu trên nếu người nhà bị hại không khởi kiện hoặc đã rút đơn kiện thì người gây tai nạn sẽ không thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người nhà nạn nhân theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, người gây tai nạn sẽ vẫn bị cơ quan điều tra tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự bình thường tùy thuộc vào lỗi và mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Đơn bãi nại và giấy tờ chứng minh việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân có thể là căn cứ để tòa xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like