Vi phạm lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy?

by Anh Vân
Vi phạm lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

Nước ta là nước đang phát triển, do vậy phương tiện giao thông phổ biến ở nước ta vẫn là xe máy. Với lưu lượng xe máy tham gia rất đông đặc biệt tại các thành phố lớn thì tình trạng vi phạm gia thông xảy ra thường xuyên. Khi vi phạm luật giao thông ngoài việc bị xử lý hành chính với hình thức phạt tiền thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung như tạm giữ bằng lái xe. Vậy những Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy? hãy cùng CSGT tìm hiểu nhé.

Quy định về vi phạm giao thông bị giữ xe

Vi phạm quy định pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể hiểu là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hay không đầy đủ các quy định của pháp luật giao thông đường bộ trong việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: gồm xe ôtô, máy kéo, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.

– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: gồm các loại xe không di chuyền bằng sức động cơ như: xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vi phạm lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

Vi phạm lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy

Căn cứ tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự thực hiện hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với các lỗi vi phạm sau:

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi:

  • Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  • Đi vào đường cấm, khu vực cấm;
  • Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
  • Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
  • Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi:

  • Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;
  • Vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
  • Gây tai nạn giao thông khi thực hiện các hành vi Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
  • Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
  • Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước…..

– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi:

Tái phạm và vi phạm nhiều lần hoặc gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ đối với các hành vi:

  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; Dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Thông tin liên hệ

Vấn đề Vi phạm lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu kiến thức pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về Mức bồi thường thu hồi đất  vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được phép tạm giữ xe của người tham gia giao thông mà không cần lập biên bản?

cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Đồng thời, tại khoản 9 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi tại điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và phải có chữ ký của người thực hiện việc tạm giữ, người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm; trường hợp không có chữ ký của người vi phạm thì phải có chữ ký của ít nhất 01 người chứng kiến. Biên bản phải được lập thành 02 bản, giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Như vậy, việc cảnh sát giao thông giữ xe của người tham gia giao thông mà không lập biên bản là trái với quy định pháp luật.

Cảnh sát giao thông tạm giữ xe sai quy định thì nên làm gì?

Trong trường hợp bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe không đúng quy định, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, người điều khiển xe bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:
Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai,…hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like