Xe con có được đi vào làn xe tải không?

by Sao Mai
Xe con có được đi vào làn xe tải không

Hiện nay rất nhiều người tham gia giao thông nhưng lại chưa hiểu rõ về làn xe. Ví dụ như xe con có được đi vào làn xe tải hay không. Điều này dẫn đến rất nhiều hệ quả như: tắc đường, tai nạn giao thông…

Cùng CSGT tìm hiểu vấn đề: “Xe con có được đi vào làn xe tải không?” qua bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Làn đường dành cho xe tải được quy định như thế nào?

Làn đường là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa: “Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại”.

Còn khái niệm làn đường được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ rằng: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường. Có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn”.

Như vậy ta có thể hiểu phần đường chính là một đoạn đường bộ dành cho các phương tiện giao thông qua lại. Và trên phần đường có thể sẽ được chia ra thành một hoặc nhiều làn đường. Giữa các làn đường được phân định bằng các vạch kẻ đường. Mỗi làn đường sẽ chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện giao thông nhất định.

Xe tải chạy làn đường nào?

Sẽ có thể có nhiều tài xế xe tải đã biết điều này. Nhưng chắc chắn sẽ vẫn có một số người chưa thật sự hiểu rõ về vấn đề điều khiển đi đúng làn đường quy định. Bởi vậy, để có thể nắm rõ được quy định này. Thì nhất định bạn cần hiểu đúng về làn đường dành cho xe tải tại phần đường di chuyển.

Như chúng ta đã nói ở trên thì phần đường sẽ bao gồm một hoặc nhiều làn đường. Phân chia theo từng loại phương tiện di chuyển. Tức lại tại mỗi phần đường khác nhau thì có thể làn đường cũng sẽ có sự phân chia khác nhau.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biết được đâu là làn đường dành cho xe tải trên phần đường đó? Một việc rất đơn giản là thông thường tại những tuyến đường lớn. Thì ngay ở đoạn đầu của phần đường sẽ được treo các biển báo phân làn một cách rõ ràng.

Do đó mà tài xế xe tải nói riêng và người tham gia giao thông khi lưu thông trên bất cứ đoạn đường nào. Nhất định đều phải chú ý đến các biển báo đó. Để có thể xác định được đúng nhất làn đường di chuyển của mình theo đúng quy định. Và không được di chuyển vào bất cứ làn đường nào khác.

Cách phân biệt làn đường dành cho xe tải

Theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sử dụng làn đường như sau:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

1.Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2.Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3.Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Như vậy thì xe tải thuộc xe cơ giới và phải đi trên làn đường bên trái. Bên cạnh đó, để có thể cho xe đi chính xác làn đường bạn còn cần phải xem các biển báo đường ưu tiên và làn đường quy định được lắp đặt ở mỗi tuyến đường. Bạn có thể sẽ gặp các biển báo làn đường chỉ dành riêng cho xe cơ giới và chỉ có xe cơ giới được phép lưu thông; một số làn đường cho phép cả xe cơ giới và xe máy đi chung hay còn gọi là làn đường hỗn hợp. Vì vậy khi tham gia giao thông tài xế phải quan sát, chú ý và theo dõi bảng báo hiệu để có thể đi chính xác làn đường của xe và đúng với quy định của pháp luật.

Biển báo làn đường dành cho xe tải ra sao?

+ Số hiệu biển báo: R.412c

+ Tên biển báo: Làn đường dành cho ôtô tải

Biển báo làn đường dành cho xe tải là biển báo chỉ dẫn cho tài xế biết có làn đường dành riêng cho xe ôtô tải.

Xe con có được đi vào làn xe tải không?
Xe con có được đi vào làn xe tải không?

Thông thường, biển sẽ được đặt ở đầu đường theo hướng đi của xe tải như chúng ta đã nói ở trên. Và khi thấy biển báo này, các loại phương tiện khác không được đi vào làn đường có đặt biển của xe tải. Trừ các xe được quyền ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ.

Xe con có được đi vào làn xe tải không?

Tại QCVN 41:2019/BGTVT, Phụ lục (Ý nghĩa – sử dụng biển hiệu ) thì biển số R.412(a,b,c,d,e,f,g,h) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe” quy định: “Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng
loại xe nhoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412(a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định)”.

Việc lưu thông xe ô tô con trên làn có biển báo dành riêng cho xe tải là vi phạm lỗi đi sai làn đường.

Mức xử phạt xe con đi vào làn xe tải như thế nào?

Đối với xe ôtô, các loại xe tương tự xe ôtô

– Theo Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Người điều khiển ôtô có hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng. Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng theo Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tước bằng lái xe từ 2 – 4 tháng.

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (xi nhan)

Lỗi chuyển làn đường nhưng không xi nhan báo hiệu cũng là một trong những vi phạm phổ biến nhất hiện nay. Và quy định xử phạt lỗi vi phạm này sẽ được chia thành 3 mức độ như sau:

+ Mức 1: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước theo điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

+ Mức 2: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đối với người điều khiển xe Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ. Trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức theo điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

+Mức 3: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đối với người không có báo hiệu trước khi vượt xe theo theo điểm d Khoản 5 Điều 5 và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định này.

+Mức 4: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Đối với người không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc theo điểm d Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xe con có được đi vào làn xe tải không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, tạm dừng công ty; Thủ tục tặng cho nhà đất, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất, thành lập công ty, đăng ký nhãn, chia thừa kế nhà đất, tranh chấp thừa kế đất đai, thừa kế đất hộ gia đình … .

Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Xe ô tô bấm còi, rú ga liên tục có bị xử phạt không và xử phạt như thế nào?

Trong trường hợp này xe ô tô sẽ bị phạt và bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo Điểm b Khoản 3, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xe máy đi vào làn đường xe tải sẽ bị phạt như thế nào?

Xe máy khi đi không đúng phần đường, làn đường của mình sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trường hợp xe ô tô không tuân thủ hiệu lệnh, biển báo hiệu bị xử phạt như thế nào?

Trường hợp khá phổ biến, do người lái quên không chuyển làn đúng quy định. Thường gặp nhất là khi đến các giao lộ, lái xe đỗ xe ở làn đường có vạch kẻ đường rẽ trái hoặc rẽ phải, nhưng sau đó lại di chuyển đi thẳng; hoặc lái xe đỗ vào làn đường đi thẳng, nhưng cuối cùng lại rẽ trái hoặc rẽ phải thì bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng căn cứ Điểm i Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment