Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

by Thúy Duy

Chào CSGT, tồi vừa một chiếc xe bán tải dùng để chở hàng cho gia đình, không phải kinh doanh vận tải. Tôi không biết rằng xe mình có cần gắn phù hiệu hay không? Mong được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay việc chuyên chở hàng hóa diễn ra thường ngày các phương tiện vận chuyển xuất hiện khiến cho việc khó quản lý các loại xe kinh doanh vận tải, do vậy pháp luật hiện hành đã yêu cầu các loại phương tiện này phải tiến hành đăng ký phù hiệu xe. Vậy để tìm hiểu xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu hay không? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Xe kinh doanh vận tải là gì?

Xe kinh doanh vận tải có nhiều trọng tải khác nhau. Và là xe kinh doanh vận tải, nếu mục đích sử dụng thuộc các trường hợp sau đây:

  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
  • Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
  • Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Xe không kinh doanh vận tải là gì?

Hiện nay trong Nghị định số 10/2020 Quy định về kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã giải thích về kinh doanh vận tải, cụ thể kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Như vậy, trong nội dung của Nghị định không có đưa ra định nghĩa chính xác về xe không kinh doanh vận tải là gì, tuy nhiên căn cứ vào phần giải thích về kinh doanh vận tải bằng ô tô mà từ đó sẽ đưa ra giải thích về xe không kinh doanh vận tải.

Theo đó, xe không kinh doanh vận tải được xác định là những xe ô tô có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như trực tiếp điều khiển phương tiện, lái xe để vận chuyển hàng hóa hoặc con người trên đường bộ nhưng không nhằm mục đích sinh lời.

Nói một cách đơn giản thì xe không kinh doanh vận tải là những loại xe dùng trong các cơ quan, doanh nghiệp hay cho các gia đình, được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của doanh nghiệp, công ty và không thu phí khi sử dụng.

Phù hiệu xe tải là gì?

Phù hiệu xe tải là mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường.

Đây là một hình thức khác của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và là dấu hiệu để các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải.

Phù hiệu xe tải là một hình thức khác của Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe và là dấu hiệu để các cơ quan, lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động vận tải.

Gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe.

Có giá trị 07 năm đồng thời không được quá niên hạn sử dụng của xe.

Các loại phù hiệu bao gồm: phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE TAXI”, ‘ XE HỢP ĐỒNG”, “ XE CÔNG – TEN- NƠ, “XE TẢI”, “ XE TRUNG CHUYỂN”, “XE BUÝT”, “XE NỘI BỘ”

Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Phù hiệu xe tải được xác định là một hình thức khác của giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô, có xác định mục đích sử dụng của ô tô, đồng thời việc đăng ký phù hiệu xe sẽ giúp cho các cơ quan, lực lượng chức năng thắt chặt được việc giám sát, quản lý hoạt động của những loại phương tiện này.

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả các loại xe được sử dụng vào mục đích kinh doanh phát sinh lợi nhuận thì đều được xác định là loại xe phải đăng ký xin cấp phù hiệu.

Phù hiệu phải được gắn ở vị trí dễ quan sát trên xe, không được tẩy xóa hoặc sửa chữa về nội dung phù hiệu.

Trong trường hợp xe không kinh doanh vận tải thì cũng cần phải làm rõ ràng xe ô tô có được sử dụng với mục đích kinh doanh hay không, tức là chỉ cần thực hiện một trong các hoạt động như điều khiển phương tiện, quyết định giá cước và được sử dụng vào mục đích sinh lợi thì đều được coi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Như vậy, nếu cá nhân, tổ chức sử dụng xe ô tô không nhằm mục đích kinh doanh vận tải kiếm lợi nhuận thì sẽ không cần xin cấp phép kinh doanh vận tải, đồng nghĩa với việc không cần xin cấp phù hiệu xe ô tô.

Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?
Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Không gắn phù hiệu xe tải bị phạt bao nhiêu?

  •  Người điều khiển xe không gắn phù hiệu sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Đối với chủ xe là cá nhân thì mức xử phạt là 4.000.0000 đồng đến 6.000.000 đồng, đối với chủ xe là tổ chức thì mức xử phạt là 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với xe vận tải không gắn phù hiệu

Thủ tục xin cấp phù hiệu xe ô tô

Để được cấp phù hiệu xe thì các cá nhân, tổ chức cần thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Cá nhân có yêu cầu cấp phù hiệu xe chuẩn bị bộ hồ sơ, trong hồ sơ sẽ gồm có các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp phù hiệu xe được soạn thảo theo mẫu được quy định;
  • Bản sao giấy đăng kiểm có công chứng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành;
  • Bản sao giấy đăng ký xe ô tô có công chứng;
  • Hợp đồng thuê xe với các cá nhân, tổ chức cho thuê tài sản hoặc hợp đồng dịch vụ giữa các thành viên trong hợp tác xã;
  • Đăng ký và cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử, bảo gồm tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập vào thiết bị giám sát hành trình của các phương tiện đang được yêu cầu cấp phù hiệu xe;
  • Văn bản giới thiệu của công ty nếu là cá nhân đi xin phù hiệu cho xe thuộc công ty;
  •  Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước còn giá trị sử dụng của cá nhân đi nộp.

Lưu ý đối với những loại giấy tờ nộp bản sao có công chứng thì cá nhân khi đi nộp hồ sơ cần đem theo các giấy tờ bản chính để xuất trình và đối chiếu khi được yêu cầu.

Bước 2: Cá nhân tiến hành gửi hồ sơ yêu cầu cấp phù hiệu xe

Hồ sơ đăng ký sau khi chuẩn bị xong có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến bộ phận tiếp nhận của Sở Giao thông vận tải nơi công ty, hộ kinh doanh đặt trụ sở.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký

Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, trong khoảng thời gian 2 ngày làm việc Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành giải quyết đối với những phương tiện mang biển số địa phương, và 8 ngày làm việc với các phương tiện mang biển số ngoài tình.

Trường hợp từ chối cấp thì Sở Giao thông vận tải phải thông báo và trả lời bằng văn bản, trong đó giải thích rõ lý do từ chối.

Trường hợp các ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát thì Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, quản lý mã số thuế cá nhân; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Những loại xe bắt buộc phải dán phù hiệu?

08 loại xe phải dán phù hiệu xe được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-C. Bao gồm:
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Phải có phù hiệu “XE BUÝT”;
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI”;
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI”.

Giá trị sử dụng của phù hiệu xe tải là bao lâu?

Khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã chỉ rõ thời hạn có giá trị của phù hiệu xe như sau:
– 07 năm: Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển;
– Theo thời gian đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: Từ 01 – 07 năm nhưng không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
– Không quá 30 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán;
– Không quá 10 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Chứng minh xe đang không kinh doanh vận tải để tránh bị phạt như thế nào?

Thông thường, để phân biệt với các loại xe không kinh doanh vận tải thì các loại xe kinh doanh vận tải đều được đăng ký, cấp phù hiệu, biển kiểm soát có màu vàng và phải gắn thiết bị theo dõi hành trình (tùy trường hợp) tuy nhiên cũng có một số đơn vị kinh doanh lại không thực hiện mà vẫn kinh doanh vận tải kiếm lời là vi phạm quy định pháp luật.
Để chứng minh việc bạn có vi phạm như vậy hay không thì các cơ quan chức năng phải có minh chứng cho rằng bạn chở hàng hóa cho người khác hoặc cho gia đình nhưng có thu cước phí vận chuyển (trực tiếp hay gián tiếp) thì mới có thể xử phạt.
Theo quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Vậy, nếu có căn cứ như hợp đồng vận chuyển hoặc các nội dung khác thể hiện bạn chở hàng hóa mà có thu cước thì bạn mới bị xử lý về hành vi vi phạm đó, còn nếu không có thì bạn không cần phải chứng minh hay lo lắng về việc mình có bị xử phạt hay không.
Nếu các cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được mà vẫn xử phạt thì bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại, với đối tượng khiếu nại là Quyết định xử phạt đối với bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment