Cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn năm 2023

by Trà Ly
Cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn năm 2023

Hiện nay, khi vi phạm giao thông và bị xử phạt với biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một thời gian theo quyết định xử phạt. Do đó nhiều người sau khi nhận được quyết định xử phạt lại không biết cách tính thời gian tước giấy phép lái xe như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách tính thời gian tước giấy phép lái xe, hãy theo dõi cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn quy định năm 2023 dưới đây của CSGT nhé.

Tước giấy phép lái xe là gì?

Khi bị Cảnh sát giao thông xử phạt, có nhiều người đã bị áp dụng biện pháp xử phạt tước giấy phép lái xe (hay tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe). Để tuân thủ và chấp hành hình thức xử phạt cũng như đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì người tham gia giao thông cần nắm được tước giấy phép lái xe là gì? Để hiểu rõ hơn về tước giấy phép lái xe, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Tước Giấy phép lái xe được hiểu là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức  áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông. Đây là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính  theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

– Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng – 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

– Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép lái xe trong thời hạn tước quyền sử dụng.

Mời bạn xem thêm: mẫu đơn xin nghỉ việc dài hạn

cách tính thời gian tước giấy phép lái xe

Cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn năm 2023

Để đảm bảo quyền lợi của mình thì người tham gia giao thông bị áp dụng hình thức xử phạt tước giấy phép lái xe cần nắm được cách tính thời gian tước giấy phép lái xe. Pháp luật đã quy định về cách tính thời gian tước giấy phép lái xe. Nếu bạn chưa biết cách tính như thế nào, hãy tham khảo cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn năm 2023 dưới đây nhé.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

……

2. Trường hợp một cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị xử phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu hành vi vi phạm đó có quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;

c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.”

Như vậy, thời gian tước giấy phép lái xe được tính từ thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe đến khi người vi phạm được trả lại giấy phép. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe được xác định như sau:

– Nếu tại thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép lái xe thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.

– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép lái xe, thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Đồng thời tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tước giấy phép lái xe là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.

– Nếu trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần có quy định tước giấy phép lái xe thì bị tước quyền sử dụng giấy phép 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.

Cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn năm 2023

Đang bị tước giấy phép lái xe mà điều khiển xe tham gia giao thông thì bị phạt như thế nào?

Có nhiều người hiện nay khi đang bị áp dụng hình thức xử phạt tước giấy phép lái xe, tuy nhiên một số người vẫn điều khiển xe tham gia giao thông. Theo quy định, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe thì người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy, đang bị tước giấy phép lái xe mà điều khiển xe tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Vậy, đang bị tước giấy phép lái xe mà điều khiển xe tham gia giao thông thì bị phạt như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc cá nhân tham gia giao thông khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe:

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép nếu cá nhân vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, nếu điều khiển xe ra đường khi đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.

Thông tin liên hệ

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Cách tính thời gian tước giấy phép lái xe chuẩn năm 2023. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống và công việc. CSGT sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến giao thông và pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Lái xe khi không có giấy phép lái xe thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ khoản 5, khoản 7, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”
Theo đó, hành vi điều khiển xe tham gia giao thông khi không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.
Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Bị CSGT tước giấy phép lái xe, có được thi lại lấy giấy phép mới không?

Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định người có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe đó không có giá trị sử dụng.
Mặt khác, khi nộp hồ sơ thi lại, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của bằng lái, xác minh dữ liệu liên quan.
Nếu phát hiện giấy phép lái xe cũ đang bị CSGT tạm giữ để xử  lý vi phạm giao thông mà cố tính khai báo mất hoặc là có hành vi gian dối khác thì sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc, nặng hơn có thể bị thu hồi giấy phép lái xe vĩnh viễn.
Do đó, khi vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe, người vi phạm vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhưng khi quá thời hạn ghi trong biên bản phạt mà chủ phương tiện không đến nộp phạt mà vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông thì sẽ bị phạt về lỗi không có giấy tờ xe.
Đồng thời, nếu đang bị tước giấy phép lái xe thì không được đăng ký thi lại bằng lái xe mới.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like