Mức phạt không chấp hành biển báo hiệu là bao nhiêu?

by Vượng Gia
Mức phạt không chấp hành biển báo hiệu năm 2023 như thế nào?

Trong thời kỳ hiện nay, an toàn giao thông đang trở thành một ưu tiên hàng đầu khi tham gia vào các phương tiện di chuyển. Ngoài những chủ thể chính như người điều khiển giao thông và đèn giao thông, biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Cùng tìm hiểu về mức phạt không chấp hành biển báo hiệu lệnh tại bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Hiện nay có những loại biển báo nào?

Biển báo giao thông không chỉ là những biểu tượng hiệu quả để hướng dẫn và cảnh báo, mà còn là một phần quan trọng của hệ thống quy tắc giao thông. Việc không tuân thủ các biển báo giao thông không chỉ đe dọa tính mạng của bản thân người tham gia giao thông mà còn tạo ra những tình huống nguy hiểm cho người khác.

Theo Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định biển báo giao thông gồm 05 nhóm cụ thể như sau:

– Nhóm thứ nhất: Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm:

Biển báo cấm được hiểu cơ bản chính là biển biểu thị các điều cấm mà các chủ thể là những người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo cấm chủ yếu có dạng cụ thể như sau: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt)

Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

– Nhóm thứ hai: Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra:

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để nhằm mục đích có thể báo cho các chủ thể là những người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc báo cho các chủ thể các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi các chủ thể gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, chủ thể là người tham gia giao thông sẽ cần phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để nhằm mục đích có thể phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo chủ yếu có dạng như sau: Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” thì sẽ có đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

Mức phạt không chấp hành biển báo hiệu năm 2023 như thế nào?

– Nhóm thứ ba: Biển hiệu lệnh để nhằm mục đích báo các hiệu lệnh phải thi hành:

Biển hiệu lệnh được hiểu cơ bản chính là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Chủ thể là người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số loại biển đặc biệt)

Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu như hết hiệu lệnh thì sẽ thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh sẽ có mã R và R.E.

– Nhóm thứ tư: Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi và các điều cần biết:

Biển chỉ dẫn dùng để nhằm mục đích thực hiện chỉ dẫn hướng đi cũng như là các điều cần thiết nhằm mục đích để giúp các chủ thể là người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Biển chỉ dẫn có hình vuông, hình chữ nhật và hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.

– Nhóm thứ năm: Biển phụ để nhằm mục đích thực hiện thuyết minh bổ sung cho các loại biển được nêu cụ thể bên trên:

Biển phụ thì thông thường sẽ được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để nhằm mục đích có thể hiểu rõ, trừ biển số S.507 “Hướng rẽ” được sử dụng một cách độc lập

Biển phụ có dạng cụ thể như sau: Hình chữ nhật hoặc là hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.

Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hay sẽ được đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.

Mức phạt không chấp hành biển báo hiệu lệnh là bao nhiêu?

Việc không tuân thủ các hướng dẫn từ biển báo giao thông không chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm mà còn là một vi phạm trực tiếp đối với quy định pháp luật. Để xây dựng một môi trường giao thông an toàn và hiệu quả, việc xử lý những trường hợp vi phạm liên quan đến biển báo giao thông là hết sức cần thiết.

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo được quy định với tên gọi đầy đủ đó chính là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Và mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo được quy định rõ với nội dung như sau:

– Đối với ô tô: Mức phạt đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo của ô tô là khoảng 200.000 – 400.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 100.000 – 200.000 đồng). Đồng thời thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

– Đối với xe máy: Phạt tiền đối với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo của xe máy từ 100.000 – 200.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 60.000 – 80.000 đồng). Chủ thể là người điều khiển phương tiện sẽ nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng, lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường cũng đã được quy định riêng đối với trường hợp khi các chủ thể đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt. Cụ thể:

– Đối với người đi bộ thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng.

– Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.

– Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng

Như vậy, ta nhận thấy rằng, pháp luật hiện hành cũng đã quy định khá cụ thể về mức phạt đối với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Việc quy định như trên là rất cần thiết, giúp cho các chủ thể tham gia giao thông có ý thức về việc thực hiện các hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Thông tin liên hệ:

CSGT sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức phạt không chấp hành biển báo hiệu năm 2023 như thế nào?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc đến CSGT để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cách nhận biết biển báo cấm?

Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

Cách nhận biết biển báo hiệu lệnh?

Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like