Mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô mới 2023

by Trà Ly
Tải ngay mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word 2023

Trên thực tế có nhiều trường hợp cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô nhưng lại không thể đứng tên hoặc không muốn đứng tên. Do đó, họ có nhu cầu nhờ người khác đứng tên giùm xe ô tô. Để đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các bên thì hai bên thường sử dụng hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word đầy đủ, chi tiết. Hãy tải ngay mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word 2023 tại bài viết dưới đây của CSGT nhé.

Bao nhiêu tuổi thì được đứng tên ô tô?

Để được đứng tên ô tô thì cá nhân cần phải đáp ứng được quy định về điều kiện đứng tên ô tô. Trong đó, điều kiện về độ tuổi đứng tên ô tô là điều mà nhiều người quan tâm khi có dự định mua xe ô tô. Bởi nhiều người cho răng phải đủ tuổi lái xe ô tô mới được đứng tên xe ô tô. Vậy, bao nhiêu tuổi được đứng tên xe ô tô? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Dù Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn đều không quy định cụ thể độ tuổi được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng không phải ai cũng có thể đứng tên trên loại giấy tờ này bởi theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Theo đó, người thực hiện thủ tục đăng ký xe phải là người mua, được điều chuyển, cho, tặng xe.

Như vậy, người đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe phải có đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Căn cứ vào Điều 20 và Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện về độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự như sau:

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

– Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.

Trong khi đó, ô tô được xác định là động sản phải đăng ký nên người dưới 18 tuổi không thể tự mình thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến ô tô mà phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, người từ 06 – dưới 18 tuổi có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe với điều kiện khi tham gia mua bán, tặng cho, thừa kế ô tô được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Lưu ý, mặc dù được đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng người dưới 18 tuổi không được được phép điều khiển ô tô, người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi chỉ được phép điều khiển xe máy dưới 50cc.

Như vậy, mặc dù pháp luật không quy định cụ thể độ tuổi đứng tên Giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng người dưới 18 tuổi muốn đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe thì phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Tải ngay mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word 2023

Có được đứng tên giùm xe ô tô?

Do chưa đủ điều kiện được đứng tên xe ô tô hoặc không muốn đứng tên nên nhiều người có nhu cầu nhờ người khác đứng tên giùm xe ô tô. Tuy nhiên nhiều người hiện nay đang lo lắng về việc không được đứng tên giùm xe ô tô. Bên cạnh đó, việc đứng tên giùm xe tô còn khá nhiều rủi ro. Vậy, có thể đứng tên giùm xe ô tô không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo nguyên tắc chủ xe sẽ phải chấp hành đầy đủ quy định về đăng ký xe theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT- BCA về đăng ký xe.

“Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

 1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.

 Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.

2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe.”

Kể từ thời điểm việc đăng ký được hoàn thành, các quyền của chủ sở hữu theo Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 sẽ được xác lập bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

Do đó, để đảm bảo lợi ích không bị xâm phạm khi có tranh chấp xảy ra, giải pháp tối ưu nhất là nên thực hiện thủ tục đăng ký và đứng tên xe để chứng minh tính sở hữu đối với tài sản. Việc nhờ người khác đứng tên khi sang tên xe ô tô hiện nay không được khuyến khích áp dụng do có thể xảy ra tranh chấp sau này. Do đó cá nhân nên tự mình đứng tên trên giấy đăng ký xe.

Tải ngay mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word

Để đứng tên giùm xe ô tô thì hai cần có thể thỏa thuận người đứng tên sẽ thực hiện đăng ký xe với cơ quan có thẩm quyền sau đó ủy quyền sử dụng xe ô tô cho bên nhờ đứng tên. Hãy tải xuống mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word dưới đây nhé.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Tải ngay mẫu hợp đồng đứng tên giùm xe ô tô file word 2023đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về luật tranh chấp đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Không đăng ký sang tên xe ô tô có bị phạt hay không?

Căn cứ theo điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi không sang tên, đổi chủ xe ô tô như sau:
+ Phạt tiền từ 2 triệu đồng đồng đến 4 triệu đồng đối với cá nhân là chủ sở hữu mới;
+ Phạt từ 4 triệu đồng đồng đến 8 triệu đồng đồng đối với tổ chức là chủ sở hữu mới.
Bên cạnh đó theo quy định tại điểm h khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên, đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định (trừ trường hợp bị tịch thu phương tiện).

Đứng tên giùm mua xe trả góp có rủi ro gì không?

Việc đứng giùm tên để mua xe trả góp tồn tại rất nhiều rủi ro có thể xảy ra như là:
– Bị lừa đứng tên trả góp hộ và sau đó trở thành chủ nợ của công ty tài chính và phải chịu trách nhiệm trả nợ.
– Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bản thân, nếu bị vướng vào nợ xấu thì sau này khó khăn trong việc vay tiền của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like