Tải trọng cho phép xe container là bao nhiêu?

by Anh Vân
Tải trọng cho phép xe container là bao nhiêu

Ngày nay, container là phương tiện vận chuyển cả trong nước và quốc tế. Để tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, xe container phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn về tải trọng và kích thước quy định. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về tải trọng đối với xe tải, xe container. Xe container chở quá tải gây nhiều hệ lụy. Do đó, cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện cần phải biết cách tính tải trọng của xe để phân bổ tải trọng hợp lý. Vậy Tải trọng cho phép xe container bao nhiêu? Hãy cùng CSGT đi tìm hiểu nhé.

Tải trọng là gì?

Trọng tải là một khối lượng hàng hóa được cho phép chuyên chở và được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng có quy định liên quan đến trọng tải của xe như sau:

  1. Trọng tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
  2. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.

Từ đó, có thể hiểu Tải trọng là khối lượng của hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang vận chuyển. Tải trọng xe chỉ tính khối lượng của hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật mà không bao gồm khối lượng tự trọng của xe và người trên xe

Các thông số kỹ thuật liên quan đến tải trọng sẽ được ghi nhận trực trên Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (hay còn được gọi là giấy đăng kiểm xe) do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.

Tải trọng cho phép xe container

Với xe containercó tải trọng 20 tấn thì tải trọng ròng là hơn 28 tấn. Còn xe container 40 tấn, 45 tấn thì tải trọng ròng sẽ lần lượt là 26,2 tấn và 26,58 tấn.

Ngoài ra, số trục cũng quyết định tổng trọng lượng của xe.

  • Nếu tổng trục là 2m thì tổng trọng lượng xe sẽ nhỏ hơn 16 tấn.
  • Nếu tổng trục là 3m thì tổng trọng lượng xe sẽ nhỏ hơn 24 tấn.
  • Nếu tổng trục là 4m thì tổng trọng lượng xe sẽ nhỏ hơn 30 tấn.
  • Nếu tổng trục là 7m thì tổng trọng lượng xe sẽ nhỏ hơn 32 tấn.
  • Nếu tổng trục lớn hơn 7m thì tổng trọng lượng xe sẽ nhỏ hơn 34 tấn.

Theo điều 15 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về giới hạn xếp hàng hóa của các phương tiện khi tham gia giao thông: Người lái xe phải tuân thủ đầy đủ quy định về trọng lượng, tải trọng, chiều cao, chiều rộng, chiều dài hàng hóa. Ngoài ra, khối lượng hàng hóa được xếp vào xe cũng không được vượt tải trọng thiết kế của xe, theo quy định của giấy chứng nhận kiểm định an toàn xe ban đầu.

Đồng thời, hàng hóa cũng phải được xếp gọn gàng, chắc chắn, không rơi vãi hay kéo lê trên đường, ảnh hưởng đến hoạt động vận tải chung.

Mức phạt với xe vượt quá trọng tải quy định là bao nhiêu?

Việc xe lưu thông trên đường mà quá trọng tải là một trong những nguyên nhân chính làm xuống cấp, hư hỏng một cách nhanh chóng kết cấu cầu đường, giảm tuổi thọ các công trình đường bộ, đồng thời đường xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Do vậy, nếu để xe vượt quá trọng tải cho phép khi tham gia giao thông đường bộ thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Hành vi vi phạmMức phạtCăn cứ
Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô01 – 02 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm m khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 10% – 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng800.000 – 01 triệu đồngĐiểm a khoản 2 Điều 24
Điều khiển ô tô tải, máy kéo (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 30% – 50%03 – 05 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm a khoản 5 và điểm a khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 50% – 100%05 – 07 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm a khoản 6 và điểm a khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 100% – 150%07 – 08 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 thángĐiểm a khoản 7 và điểm b khoản 9 Điều 24
Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy đăng kiểm trên 150%08 – 12 triệu đồngTước Giấy phép lái xe từ 03 – 05 thángĐiểm a khoản 8 và điểm c khoản 9 Điều 24

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải trọng cho phép xe container“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn giá đền bù đất

Câu hỏi thường gặp

Chở hàng quá tải trọng có tác hại gì?

Một chiếc xe đầu kéo nếu chở quá tải trọng thì sẽ đem tới vô số các hậu quả đáng sợ. Chính vì thế mà bạn cần phải biết cách tính tải trọng xe đầu kéo để có thể xếp được số lượng hàng hóa phù hợp và phân bổ xe sao cho hợp lý. Sau đây sẽ là một số các tác hại khi chở hàng vượt quá tải trọng:
Gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đường, cầu. Điều này khiến cho cơ sở hệ thống đường giao thông xuống cấp một cách vô cùng nhanh chóng.
Việc chở hàng quá tải trọng thường xuyên cũng khiến cho chiếc xe đầu kéo nhanh xuống cấp và hay gặp các tình trạng sự cố như nổ lốp, hao mòn hoặc mất kiểm soát ở hệ thống dây phanh xe,..
Dẫn tới thiệt hại về kinh tế bao gồm các chi phí sửa chữa đường và bảo trì xe nếu có xảy ra tai nạn trong quá trình vận chuyển.
Gây nguy hiểm cho những phương tiện trên cùng cung đường và không bảo đảm được an toàn cho hàng hóa.

Cách tính tải trọng xe container như thế nào?

Có công thức cách tính tải trọng xe đầu kéo như sau:
Tải trọng = Tổng trọng tải – tự trọng của xe – số người ngồi trên xe
Trong một số trường hợp chúng ta có cách tính tải trọng xe đầu kéo dựa vào tổng số trục của xe. Vì tổng trọng lượng của xe đầu kéo sẽ được phân bố đều trên mỗi trục của xe.
– Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục.
– Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn. Cụm trục ba (ba trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn.
Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

Rate this post

You may also like