Bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

by Thu Hoai
Bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Chào Luật sư. Tôi làm nghề lái xe công trình. Trẻ con trong xóm thường xuyên đu bám xe tôi, gây cản trở khi tôi tham gia giao thông. Tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng không thay đổi được gì. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền? Rất mong nhận được phản hồi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nguyên tắc cho người đi bộ tham gia giao thông

Theo quy định tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người đi bộ tham gia giao thông phải ghi nhớ những nguyên tắc sau:

  • Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường; thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  • Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn;
  • Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường;
  • Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
  • Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường.

Khi người đi bộ vi phạm những nguyên tắc trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ nói chung và xử phạt người đi bộ nói riêng. Theo quy định tại Nghị định 100/2019 do Chính phủ ban hành.

Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu; biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.”

Theo đó quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9; hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy; sẽ bị phạt từ 60.000- 100.000.

Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Cách thức nộp phạt khi vi phạm đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP; và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông; thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước; được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.  Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông chậm có bị phạt không?

Vi phạm giao thông là hành vi vi phạm hành chính và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm (không xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ) và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thủ tục nộp tiền phạt

Theo Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

  • Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
  • Đối với cá nhân, tổ chức vi phạm ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi thì có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
  • Nếu việc xử phạt diễn ra ở trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
  • Nếu hết thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức vi phạm; không nộp phạt vào ngân sách nhà nước; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm; phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Như vậy, cá nhân vi phạm giao thông nhưng không nộp phạt đúng thời hạn quy định; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt; đồng thời phải nộp thêm 0,05% tiền chậm nộp trên tổng số tiền phạt vi phạm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; là hành vi vi phạm pháp luật. Người vi phạm có thể bị xử phạt từ 60.000-100.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu; biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.”
Theo đó quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9; hành vi đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy; sẽ bị phạt từ 60.000- 100.000.

Nộp phạt tại chôc khi nào?

Đây là hình thức nộp phạt đơn giản và thuận tiện nhất với người vi phạm. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment