Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không?

by Thơ Anh
Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không?

Chắc hẳn chúng ta đã ít nhiều thấy trên vỉa hè, trên phố, trên đường hay trên tàu, dưới ga những quán ăn vặt, những hàng rong bày bán đa dạng rất nhiều hàng hóa tấp nập. Tuy nhiên, tình trạng mua bán lộn xộn, chèn ép khách hàng và mua bán hàng hóa với giá rất cao đang ngày càng gia tăng. Vậy cơ quan nào của nhà nước quản lý loại hình bán hàng này, có phải đăng ký kinh doanh không? Và hình thức bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không? Để giải đáp cho thắc mắc đó mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Buôn bán rong là gì?

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua; bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong; hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí; văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.

Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không?

Bán hàng rong bị xử phạt nếu có hành vi vi phạm quy định về sử dụng; khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị; trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

Hoặc bị xử phạt theo quy định tại Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh; trật tự, an toàn giao thông đường sắt

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;

Hành vi bán hàng rong trên vỉa hè là hành vi vi phạm quy định về sử dụng; khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, do đó chịu mức Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Như vậy, hành vi bán hàng rong trên tàu, dưới ga sẽ bị xử phạt

Buôn bán rong có phải đăng ký kinh doanh hay không?

Theo quy định của pháp luật thì cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập; th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh; có thể gọi tắt là cá nhân hoạt động th­ương mại.

Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây bao gồm:

+ Các cá nhân, tố chức thực hiện các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong; hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí; văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật; để bán rong mang tính không ổn định.

+Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có; hoặc không có địa điểm cố định, không tính thường xuyên.

+ Thực hiện việc bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có; hoặc không có địa điểm cố định; thường xuyên hay không thường xuyên 

+ Tổ chức, cá nhân khi hoạt động mua bán hàng hóa theo hình thức buôn chuyến là; hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

Như vậy, hành vi bán hàng rong không cần phải đăng ký kinh doanh.

Bán hàng rong ở ga có bị cấm bán hay không ?

Bán hàng rong ở ga có bị cấm bán hay không ?

Nghiêm cấm cá nhân  thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:

+ Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;

+ Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;

+ Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược; vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu; bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;

+ Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông; bao gồm cả đường bộ và đường thủy;

+ Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại.

+ Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do UBND tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh); hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định; và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;

Như vậy, hành vi bán hàng rong ở ga là hành vi bị cấm.

Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 73 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu có hành vi bán hàng rong trên tàu hay dưới ga; thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Bán hàng rong trên tàu hay dưới ga có bị xử phạt không?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833 102 102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Tịch thu phương tiện vi phạm bán hàng rong khi nào?

Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Người bán hàng rong sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. 
Việc tịch thu phương tiện vi phạm bán hàng rong có thể xảy ra nếu như có vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý.

Các giải pháp cho việc bán hàng rong

Để hạn chế tình trạng này thì chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ cho những người buôn bán hàng bằng quầy, hàng đảm bảo kích thước nhằm tránh người dân tự đóng quầy hàng có kích thước quá khổ, lấn chiếm diện tích…
Chính quyền địa phương nên tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên cho những người dân địa phương vừa tạo công ăn việc làm, vừa thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo, vừa tạo ra các môi trường kinh doanh công bằng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

5/5 - (10 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment