Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ

by Thanh Hằng
Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Cầu vượt dành cho người đi bộ là cầu được xây dựng nhằm mục đích giúp cho người dân qua lại 2 bên đường dễ dàng, an toàn hơn, đảm bảo an toàn giao thông và phòng chống ùn tắc ở những tuyến đường lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận ra được cầu vượt cho người đi bộ cũng như biển báo cầu vượt cho người đi bộ. Vậy Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ là gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Quy định về người đi bộ

Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy tắc sau:

“Điều 32. Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.”

Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ

Biển số I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ” được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ
Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ

– Về cách sử dụng:

Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường, phải đặt biển số I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”. Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua đường mà sử dụng biển số I.424a hoặc biển số I.424b cho phù hợp.

Khi người đi bộ dễ dàng nhận biết cầu vượt qua đường cho người đi bộ thì có thể không cần sử dụng biển số I.424 (a,b).

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về biển báo cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ. Để nắm rõ vấn đề, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT.

Bất cập cầu vượt dành cho người đi bộ

Theo thống kê từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, có 46 cầu được xây dựng và đã đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2009. Tùy vào quy mô, thiết kế mà mỗi cây cầu có chi phí xây dựng khác nhau, nằm trong khoảng 7 – 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cầu vượt đã được đưa vào sử dụng giờ đang rơi vào trạng thái vắng vẻ, ít người qua lại. Phần lớn người dân vẫn ngang nhiên, bất chấp nguy hiểm để băng qua đường mỗi ngày.

Mặt khác, những nơi có nhu cầu qua lại nhiều thì không được đầu tư xây dựng cầu, còn những nơi vắng người đi bộ thì lại xây lắp khiến những công trình này không được sử dụng đúng mục đich ban đầu. Nhiều điểm cầu vượt trở thành nơi tụ tập của các bạn trẻ, quán nước tự phát, chỗ sinh hoạt của người vô gia cư…

Điển hình như những cây cầu có vị trí đẹp, không có mái che, nằm gần các trường đại học ở một số tuyến đường như Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt… Đây là nơi mà nhiều học sinh, sinh viên, các cặp đôi thường xuyên tới uống nước, trò chuyện rất đông vào các buổi tối. Mặc dù đã được lực lượng chức năng nhắc nhở nhưng tình trạng này vẫn tái diễn nhiều lần, gây mất trật tự và mỹ quan đô thị. Nhiều người đành phải chọn cách đi băng qua đường ở dưới vì không còn chỗ để đi trên cầu. Sau mỗi buổi tụ tập, cầu vượt luôn ngập trong rác thải, các bạn trẻ không có ý thức dọn dẹp mà xả thẳng ra cầu khiến những người dân xung quanh khó chịu.

Không chỉ gặp bất cập trong việc sử dụng mà cầu vượt dành cho người đi bộ còn gặp các vấn đề về an ninh, an toàn cho người đi bộ. Bên trong cầu tràn ngập các loại rác như rác quảng cáo, rác sinh hoạt, là tụ điểm của các hoạt động tệ nạn xã hội, gây nguy hiểm cho những người muốn đi trên cầu vượt.

Người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ phải xử lý như thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 quy định về việc xử phạt đối với trường hợp người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.”

Như vậy, trong trường hợp trên, bạn tham gia giao thông đúng luật, không có lỗi. Còn người đi bộ là người có lỗi do vi phạm luật giao thông, có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. Việc người nhà của người đi bộ giữ xe của bạn là không đúng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang muốn ly hôn nhưng không biết trình tự, thủ tục thực hiện việc này như thế nào và muốn tham khảo dịch vụ ly hôn, tra cứu quy hoạch thửa đất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Vấn đề ” Biển báo cầu vượt qua đường cho người đi bộ?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tra cứu quy hoạch thửa đất vui lòng liên hệ đến hotline: 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Biển báo giao thông là gì?

 biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường, có chứa các thông tin đến người tham gia giao thông. Cụ thể để thông báo, cảnh báo, cấm hoặc cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể. 
Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam, biển báo giao thông được chia làm 5 loại với từng mục đích khác nhau. Bao gồm biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo phụ. 

Ý nghĩa của Biển báo chỉ dẫn là gì ?

Biển báo chỉ dẫn là biển báo có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh và hình vẽ màu trắng. 
Ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành  trình giúp điều khiển phương tiện được thuận lợi và an toàn hơn. 
Biển báo chỉ dẫn được chia thành các nhóm biển chỉ dẫn gồm 47 kiểu, đánh số thứ tự từ 401 đến 447. Mỗi kiểu có một hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự nhau.

Cầu vượt cơ động nhẹ cho người đi bộ qua đường được hiểu như thế nào ?

Loại cầu này có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo. Thiết kế, chế tạo thành các môđun lắp ghép nên dễ di chuyển, dễ thay đổi khẩu độ và thuận tiện cho việc chế tạo hàng loạt tại một cơ sở cố định. Vì giá thành rẻ, thực hiện đơn giản nên có thể triển khai lắp đặt được tại nhiều điểm. Lắp đặt thuận tiện, nhanh chóng, không cần phải giải phóng mặt bằng, không cần phân luồng giao thông tam thời dài ngày như xây cầu bê tông kiên cố. Khi có quy hoạch lại hay sự thay đổi về lối đi ta có thể tháo dỡ, di chuyển một cách dẽ dàng và nhanh chóng mà không bị lãng phí do hư hỏng hay huỷ bỏ vật tư nguyên liệu cũng như không cần mất nhiều nhân công, thời gian như cầu bê tông kiên cố.
Nếu ở các ngã ba, ngã tư không cần giành lối cho người đi bộ qua đường nữa thì các phương tiện tham gia giao thông, khi có đèn đỏ vẫn có thể được phép rẽ theo chiều thuận hướng phân luồng (hướng trái hoặc hướng phải), như vậy sẽ giải quyết được có hiệu quả việc giải phóng mặt đường nhanh, chống ách tắc cục bộ tại các nút giao thông.
Khi lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên cột trụ giữa thì có thể tháo bỏ các cột đèn tín hiệu góc đường để tạo cảnh quan hè thoáng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment