Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu?

by Anh Vân
Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu

Chào luật sư, dạo gần đây tôi thấy có một tình trạng đó là lấn chiếm, sử dụng giải phân cách giữa của đường đôi để làm khu trông giữ xe. Tôi thấy hành vi này rất mất mỹ quan và gây nguy hiểm cho người đi đường. Luật sư cho tôi hỏi hành vi này có bị phạt không và Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? Mong được Luật sư giải đáp

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Đường đôi là gì?

Đường đôi là loại đường quen thuộc với nhiều người tham gia giao thông. Hiện nay có rất nhiều tuyến đường đặc biệt là tại các thành phố lớn, đường quốc lộ hoặc đường cao tốc

Tại khoản 6, điều 3, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT cũng định nghĩa về đường đôi như sau: Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi).

Trường hợp được coi là đường đôi đó là :

– Đường đôi phải có dải phân cách ở giữa. Điều kiện này được quy định tại quy chuẩn 41 Điều lệ Báo hiệu đường bộ như sau: Đường đôi là đường để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về đường phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền.

Trong đó, dải phân cách của đường đôi được hiểu là phần đường ở giữa hai chiều đi và chiều về mà các phương tiện không được phép lưu thông trên đó.

Dải phân cách dùng để phân chia hai làn đường ngược chiều riêng biệt, thường có các dạng như bó vỉa, dải phân cách được làm bằng bê tông, hộ lan tôn song hoặc dải đất dự trữ.

– Các vạch dọc liền được vẽ bằng sơn ở giữa hai chiều đường không được coi là dải phân cách của đường đôi

Theo đó, để đáp ứng điều kiện trở thành đường đôi thì phải đáp ứng hai điều kiện trên

Như vậy để được gọi là “đường đôi” thì đường đó phải có từ hai làn xe trở lên cho một chiều di chuyển và tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa. Nếu không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một tiêu chí nêu trên thì không được coi là đường đôi.

Quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông trên đường đôi

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển xe máy được phép đi ở bất cứ làn đường nào ở đường đôi, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh thì người điều khiển phương tiện giao thông đi với tốc độ thấp hơn nên đi về phía bên phải của đường đôi.

Nếu có nhu cầu chuyển làn, người điều khiển phương tiện giao thông cần xi nhan trước khi chuyển làn để những người chạy phía sau có thể nhìn thấy để tránh va chạm dẫn đến tai nạn giao thông.

Quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông trên đường đôi như sau:

Loại xe cơ giới đường bộTốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.9080
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).8070
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).7060
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.6050
Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu
Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu?

Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu?

Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe có thể bị phạt các mức phạt tiền sau:

  • Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; với hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa đường đôi làm nơi để xe; trông xe; giữ xe.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe; chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 5 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe; chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân; 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Ngoài ra còn có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe nếu gây ra những hậu quả như chết người, hoặc gây tai nạn cho người khác. Cụ thể các mức phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi sử dụng trái phép lề đường, hè phố; phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ mà vi phạm vào các trường hợp: làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi trông xe bị phạt bao nhiêu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Đăng ký hộ kinh doanh của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chiếm dụng lòng đường làm nơi để xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm về sử dụng; khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Theo đó mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm, lòng lề đường có thể lên tới 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức

Chiếm dụng vỉa hè làm nơi bán hàng bị phạt bao nhiêu?

Nếu buôn bán tại vỉa hè bên đường mà thuộc những tuyến phố phị cấm bán hàng rong thì có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra mức xử phạt có thể cao hơn, điều này phụ thuộc vào diện tích hay mức độ ảnh hưởng mà hành vi gây ra. 

Dải phân cách giữa là gì?

Dải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, dải phân cách kết cấu bê tông, dải phân cách kết cấu thép, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment