Có thể uỷ quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông?

by Thu Hoai
Có thể uỷ quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông?

Chào Luật sư. Việc nộp phạt khi vi phạm giao thông là tất yếu. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi là có thể uỷ quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông? Hiện tại tôi có bị phạt, tuy nhiên, do tôi bị covid nên không thể tự đi nộp. Xin Luật sư

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vi phạm luật giao thông đường bộ là gì?

Vi phạm pháp luật giao thông có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao thông do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện; có lỗi và xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Uỷ quyền là gì?

Theo quy định tại 562 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền :

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân;tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định; thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép; uỷ quyền đó.

Có thể uỷ quyền nộp phạt vi phạm giao thông không?

Như vậy, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập; thực hiện một giao dịch dân sự nào đó. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông.

Các hình thức nộp phạt giao thông hiện nay

Căn cứ Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2016/NĐ-CP:

Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông

Theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.

Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.  Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. 

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. 

Nộp phạt tại ngân hàng thương mại

Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 81 một số ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.  tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.  Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB

Nộp phạt tại bưu điện

Người vi phạm có thể nộp phạt tại bất kỳ điểm bưu điện nào trên cả nước

Nộp phạt thay người khác cần chuẩn bị gì?

  • Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
  • Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
  • Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn
  • Bản chính CMND của anh bạn

Lưu ý, khi làm văn bản ủy quyền phải có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng. Trong văn bản ủy quyền cần ghi rõ số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông

Theo Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại; khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người vi phạm sẽ phải nộp phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì bạn phải thực hiện theo thời hạn đó.

Nộp phạt vi phạm giao thông online từ ngày 1/7

Không nộp phạt giao thông bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, có thể uỷ quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo về mặt hồ sơ thủ tục và chú ý thời hạn nộp phạt theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có thể uỷ quyền cho người khác nộp phạt vi phạm giao thông??”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Dừng đỗ xe sai quy định bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô;
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô;
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Quy định khi dừng đỗ xe mới nhất

Căn cứ Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Không được dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment