Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?

by Ngọc Gấm
Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?

Chào Luật sư, vừa qua khi di chuyển lưu thông trên đường tôi bị một người mặt thường phục tự xưng là công an tiến đến kiểm tra nồng độ cồn. Khi thấy công an không mặt cảnh phục, tôi không chịu kiểm tra nồng độ cồn thì bị người tự xưng cảnh sát kia ra quyết định xử phạt hành chính tôi. Chính vì thế tôi muốn hỏi Luật sư rằng Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?

Để giải đáp câu hỏi của bạn, CSGT mời bạn tham khảo quy định sau.

Công an có được mặc thường phục khi đi làm nhiệm vụ?

Công an có được mặc thường phục khi đi làm nhiệm vụ? Theo quy định công an được phép mặc thường phục để phục vụ công việc phối hợp điều ra với các cơ quan có thẩm quyền trong vấn đề truy quét tội phạm, hỗ trợ tuần tra, kiểm tra tình tình an ninh trật tự trên địa bàn có tình hình tội phạm diễn ra phức tạp. Tuy nhiên khi mặt thường phục công an không được phép bắt người hay xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

“1.Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

2. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm:

a) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.”

Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?
Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?

Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?

Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không? Câu trả lời là không. Công an mặt thường phục nói chung avf công sát giao thông mặt thường phục nói riêng không được bắt hoặc kiểm tra người và phương tiện tham gia giao thông. Chính vì thế khi thấy công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn bạn có quyền từ chối vì đây là hành vi vi phạm pháp luật mang tính chất nghiêm trọng.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

“1.Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.”

Quy định về mức vi phạm nồng độ cồn bị phạt tại Việt Nam

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn dành cho xe ô tô tại Việt Nam như sau:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Vi phạm nồng độ cồn tại Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vi phạm nồng độ cồn tại Việt Nam ở mức độ nghiêm trọng vượt quá mức xử lý vi phạm hành chính thì có thể có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, nếu bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn phải đói mặt với mức án phạt tù từ 03 đến 10 năm tù. Đây là hình phạt được xem là rất nghiêm trọng và có tính xử phạt cao trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 .

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Công an mặc thường phục bắt nồng độ cồn có được không?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp về thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Không giấy phép lái xe phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
– Phạt cảnh cáo: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Mua bằng lái xe máy có bị phạt như thế nào?

– Đối với việc mua bằng lái xe A1: Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 – 1.200.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt thuộc về Trạm trưởng hoặc Đội trưởng Công an nhân dân.
– Đối với việc mua bằng lái xe A2: Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt thuộc về Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên.

Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không?

Không phải thông tin nào người dân cũng được phép tiếp cận.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như sau:
– Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
– Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like