Công an mặc thường phục có được bắt xe không?

by Ngọc Gấm
Công an mặc thường phục có được bắt xe không?

Chào Luật sư, hiện nay tôi được biết để đảm bảo cho việc đón Tết nguyên đán giảm thiếu các trường hợp tai nạn giao thông do nồng độ cồn gây ra, CSGT trên cả nước đã cho tiến hành tuần tra, kiểm soát thường xuyên. Không chỉ có những CSGT mặc cảnh phục mà thậm chỉ các CSGT mặc thường phục cũng tham gia học đồng tuần ra kiểm soát. Chính vì thế, Luật sư cho tôi hỏi công an mặc thường phục có được bắt xe không?

Để giải đáp câu hỏi của bạn, CSGT mời bạn tham khảo quy định sau.

Trang phục của công an khi đi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát

Trang phục của công an khi đi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát phải là trang phục công an được cấp theo quy chuẩn của Bộ Công An. Trang phục công an khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát phải có cầu vai, bản tên, số hiệu, dây lưng đeo chiếu, giày da theo quy chuẩn, trang phục nghiêm trang được đóng thùng. Đây là quy định bắt buộc mà các công an giao thông buộc phải tuân thủ trước khi làm nhiệm vụ.

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát như sau:

“1. Trang phục của Cảnh sát giao thông

Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.”

Điều kiện để công an mặc thường phục khi làm việc là gì?

Theo quy định công an, cảnh sát giao thông sẽ được phép mặc thường phục khi đi làm nhiệm vụ, tuy nhiên để có thể mặc được thường phục thì đòi hỏi phía công an cần phải đáp ứng các điều kiện để công an mặc thường phục khi làm việc. Các quy định đó bao gồm phải có kế hoặc tuần tra, kiểm soát, có các quy định về trang phục được mặc khi mặc thường phục, địa điểm được thực hiện hóa trang khi đi làm việc, cách thức thực hiện công việc khi tuần tra.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về điều kiện để công an mặc thường phục khi làm việc như sau:

“4. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 3 Điều này quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang;

b) Bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ Cảnh sát giao thông phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.”

Công an mặc thường phục có được bắt xe không?
Công an mặc thường phục có được bắt xe không?

Cấp thẩm quyền cho phép công an mặc thường phục khi làm việc

Cấp thẩm quyền cho phép công an mặc thường phục khi làm việc thường sẽ thuộc về Trường phòng cảnh sát gio thông hoặc Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc đối với cấp tỉnh sẽ là Giám đốc Công an cấp tỉnh. Khi có được quyết định về việc hóa trang trong việc phục vụ công tác an ninh, tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự, phía cảnh sát giao thông sẽ thực hiện việc mặc hóa trang thường phục khi làm việc.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về người có thẩm quyền cho phép công an mặc thường phục khi làm việc như sau:

“3. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

Công an mặc thường phục có được bắt xe không?

Công an mặc thường phục có được bắt xe không? Câu trả lời là không. Bởi công an mặc thường phục chỉ có chức năng hỗ trợ cho công an mặt cảnh phục làm việc và xử ký hành vi vi phạm. Chính vì thế công an mặc thường phục không được bắt hay giữ xe có hành vi vi phạm. Khi công an mặc thường phục phát hiện hành vi vi phạm thì phải thông báo cho cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ để thực hiện hành vi kiểm tra, kiểm soát xe vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang như sau:

“1.Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Công an mặc thường phục có được bắt xe không?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp về thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về xe chuyên dùng tuần tra kiểm soát giao thông?

Xe chuyên dùng: Hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ (trắng hoặc xanh) cho cân đối và phù hợp.

Quy định về xe mô tô tuần tra kiểm soát giao thông?

Xe mô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T”, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang); kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp

Quy định về xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông?

Xe ô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên thành xe có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like