CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào theo quy định năm 2023?

by Trà Ly
CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào theo quy định năm 2023?

Có thể chúng ta đã nhiều lần bắt gặp cảnh sát cơ động đi tuần tra, thực hiện nhiệm vụ. Có không ít người đã từng bị cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe và kiểm tra hành chính. Tuy nhiên có nhiều người lại cho rằng cảnh sát cơ động không được quyền kiểm tra hành chính đối với họ trong một số trường hợp. Vậy, CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào theo quy định pháp luật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của CSGT để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013
  • Thông tư 58/2015/TT-BCA

Cảnh sát cơ động là ai?

Cảnh sát cơ động là lực lượng cảnh sát mà chúng ta thường bắt gặp khi đi tuần tra, thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, để giám sát cũng như chấp hành đúng yêu cầu, hiệu lệnh của cảnh sát cơ động thì chúng ta cần nắm được cảnh sát cơ động là ai và có vai trò nhiệm vụ gì?

Theo Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 quy định cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thuộc Bộ Công an, thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát cơ động thường được viết tắt là CSCĐ.

CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào?

Một trong những công việc, nhiệm vụ của CSCĐ đó là đảm bảo an ninh trật tự, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm (nếu có). Chính vì vậy, CSCĐ sẽ được phép kiểm tra hành chính trong một số trường hợp mà pháp luật quy định. Do đó, người dân cũng nên nắm được khi nào CSCĐ được kiểm tra hành chính để có thể chấp hành pháp luật nghiêm túc. Để biết CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu của cảnh sát cơ động được tiến hành trong các trường hợp được quy định khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2015/TT-BCA như sau:

– Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;

– Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;

– Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.

Khi đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao nếu có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, thì CSCĐ có quyền thẩm quyền kiểm tra hành chính các phương tiện đang lưu thông trên đường.

CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào theo quy định năm 2023?

Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động

Cảnh sát cơ động sẽ có những quyền hạn và nhiệm vụ nhất định. Để đảm bảo chấp hành đúng quy định cũng như tránh bị xâm phạm quyền lợi bản thân thì người dân cần biết nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động gồm những gì. Để biết thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Theo khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động là tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Cụ thể các nhiệm vụ và quyền hạn của CSCĐ theo quy định tại Theo Điều 7 Thông tư 58/2015/TT-BCA như sau:

Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động

Các nhiệm vụ của cảnh sát cơ động phải thực hiện, bao gồm:

– Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

– Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

– Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Quyền hạn của cảnh sát cơ động

Cảnh sát cơ động được phép được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của mình, cụ thể như sau:

– Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

– Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

– Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

– Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Theo đó, cảnh sát cơ động có quyền hạn kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Như vậy, CSCĐ có quyền kiểm tra hành chính đối với một số hành vi có liên quan đến trật tự an toàn giao thông theo nhiệm vụ và quyền hạn đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “CSCĐ được kiểm tra hành chính khi nào theo quy định năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay, các mẫu đơn cùng các thông tin pháp lý khác đến quý vị một cách chuẩn xác.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát cơ động như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến lĩnh vực giao thông, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt một số hành vi vi phạm giao thông, như:
– Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngày báo hiệu nguy hiểm theo quy định;
– Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;
– Dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;
– Dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh;
– Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
– Dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
– Rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe;
– Dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe;
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;…

Các nguyên tắc trong việc khám người và khám phương tiện để kiểm tra hành chính là gì?

Căn cứ các khoản 3, 4, khoản 5 Điều 127 và khoản 4, khoản 5 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định một số nguyên tắc trong việc khám người và khám phương tiện để kiểm tra hành chính như sau:
– Việc khám người, phương tiện phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay.
– Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết.
– Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến.
– Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
– Mọi trường hợp khám người, phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho người bị khám, chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like