Hành khách có được mang cục sạc lên máy bay không?

by Quỳnh Tran

Xin chào Luật sư. Sắp tới tôi có một chuyến du lịch từ Hà Nội đến Đà Lạt, nhưng tôi chưa đi máy bay lần nào nên có vài thắc mắc liên quan đến vật dụng được mang lên máy bay, mong được Luật sư giải đáp. Tôi có thắc mắc rằng pháp luật quy định những đồ vật nào bị cấm mang lên máy bay? Tôi có được mang cục sạc lên máy bay hay không? Khi mang những vật phẩm, hàng cấm lên máy bay thì bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn về giao thông của chúng tôi. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 162/2018/NĐ-CP

Hành khách có được mang cục sạc lên máy bay không?

Theo quy định của hãng hàng không nội địa Việt Nam, pin sạc/pin sạc dự phòng sẽ được phép mang lên máy bay. Nhưng bạn phải đáp ứng cũng như chấp hành một số quy định sau:

Pin sạc dự phòng phải để trong hành lý xách tay, không mang theo pin sạc dự phòng dưới dạng hành lý ký gửi.

Mỗi hành khách chỉ được phép mang theo trong người tối đa 10 viên pin dự phòng có công suất nhỏ hơn 100 Wh. Tuy nhiên, cần lưu ý các loại pin này cần có tính năng chống đoản mạch.

Nếu pin sạc dự phòng không rõ nguồn gốc, công suất, dung lượng thì không được phép mang lên máy bay. Không được phép mang theo những cục pin sạc dự phòng có khả năng tích trữ điện năng, bởi chúng sẽ dễ gây ra cháy nổ.

Trong khi chuyến bay cất cánh và hạ cánh thì cần tuyệt đối không được sử dụng pin dự phòng vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả chuyến bay.


Các lưu ý gì để sử dụng an toàn pin sạc dự phòng?

Chọn mua pin sạc dự phòng ở nơi uy tín

Người tiêu dùng nên chọn mua sạc dự phòng ở những nơi phân phối uy tín với chất lượng sản phẩm đảm bảo và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Tránh sử dụng các sản phẩm pin kém chất lượng, không rõ nguồn góc trôi nổi trên thị trường.

Sử dụng pin đúng theo hướng dẫn

Hành khách có được mang cục sạc lên máy bay không?
Hành khách có được mang cục sạc lên máy bay không?

Sử dụng pin sạc dự phòng để đảm bảo an toàn trước hết cần thực hiện theo đúng những quy định khuyến cáo về dung lượng, dòng nạp, thời gian nạp.

Người dùng còn phải chọn đúng tính năng mà pin hỗ trợ cũng như dùng đúng loại đầu cắm sạc cho thiết bị.

Không để pin sạc qua đêm

Không để pin sạc qua đêm hoặc trong thời gian quá dài để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc: pin sạc không có sự kiểm soát nếu gặp trường hợp nguồn điện không ổn định hoặc sạc quá lâu cũng có thể dẫn đến cháy nổ.

Tuyệt đối không dùng điện thoại trong lúc sạc pin với nguồn điện 220V vì đã có nhiều trường hợp gặp tai nạn. Bên cạnh đó, cần tránh để pin cạn mới sạc sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

Hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời, nhiệt độ cao, nơi ẩm thấp

Ngoài việc hạn chế pin sạc dự phòng tiếp xúc với ánh mặt trời, nơi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp cũng nên bảo quản thiết bị nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và tránh tiếp xúc với các chất liệu ăn mòn. Không sử dụng chất tẩy rửa để vệ sinh pin sạc dự phòng.

Những đồ vật bị cấm mang lên máy bay

Theo Quyết định 1541/QĐ-CHK của Cục Hàng không Việt Nam về danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay, các đồ vật nguy hiểm cấm mang lên máy bay bao gồm:

  • Chất nổ và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay.
  • Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định).
  • Các chất hóa học như: Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt; Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm; Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm.
  • Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng. Vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng như: các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ (rìu, dao phay); dao lam, dao rọc giấy, súng tự chế, súng phóng lao, súng cao su, các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 6cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; kéo có lưỡi dài trên 6 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm; dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc;
  • Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay.
  • Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng.
  • Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng.

Mang vật phẩm, chất nguy hiểm lên máy bay bị xử phạt thế nào?

Theo điểm e khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không. Theo đó, hành vi đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định có thể bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng, cụ thể như sau:

“Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;

d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;

h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;

i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;

l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;

n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Năm 2022 hành khách có được mang cục sạc lên máy bay không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp chia thừa kế nhà ở… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về kích thước của hành lý xách tay khi đi máy bay ra sao?

Mỗi kiện hành lý xách tay đều không được vượt quá 7kg, tổng kích thước 3 chiều dài, rộng, cao không được vượt quá 115cm (56cm x 36cm x 23cm). Trong nhiều trường hợp, trước khi lên máy bay, hành lý xách tay của bạn sẽ bị cân thử để kiểm tra xem có đúng với quy định là 7kg của hãng hàng không hay không. 

Những vật dụng xách tay nào được mang lên máy bay?

Ngoài những hành lý được vận chuyển miễn cước theo quy định ở trên thì mỗi hành khách có thể được mang lên máy bay các vật dụng sau đây, để sử dụng cho mục đích riêng hoặc sử dụng trên máy bay với điều kiện các vật dụng trên máy bay với điều kiện các vật dụng này phải được hành khách tự thu xếp bảo quản.
Một túi xách tay, ví của phụ nữ hay cặp sách. Những vật dụng này không được ở dạng đóng gói thành kiện nếu không sẽ được tính như một kiện hành lý
Một áo khoác, chăn hoặc khăn quàng
Một ô che hoặc một ba toong (trừ loại có gậy hoặc cán ô có đầu nhọn bịt kim loại)
Một máy tính xách tay, một camera loại nhỏ hoặc một ông nhòm
Một số lượng sách vừa phải và dụng cụ đọc
Đồ ăn của trẻ em để dùng trên máy bay
Nôi trẻ em
Xe đẩy tay gấp lại được
Một đôi nạng gỗ, các đồ chân, tay giả.

Các vật dụng bị hạn chế vận chuyển khi đi máy bay?

Những vật dụng sở hữu của bạn có thể được coi như vũ khí hoặc những vật dụng nguy hiểm bao gồm:
Tất cả các loại dao
Gươm, kiếm các loại
Dùi cui, gậy tày hoặc những vật dụng tương tự
Bất kỳ một dụng cụ hoặc vật dụng mà thông thường không được coi là vật dụng nguy hiểm nhưng có thể sẽ trở thành nguy hiểm tùy theo mục đích sử dụng như kẹp đá, dao cạo, kéo, búa, kìm…
Các vật dụng trên chỉ được phép vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi.
Súng và đạn của những hành khách có giấy phép sử dụng phải được vận chuyển theo hành lý ký gửi, kể cả những quan chức hoặc nhân viên nhà nước được giao nhiệm vụ quan trọng như áp giải tội phạm, bảo vệ lãnh tụ… Những người này phải xuất trình súng và đạn trước khi lên máy bay để đảm bảo quy định về an toàn trong vận chuyển hàng không.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment