Khoảng cách tối thiểu khi dừng xe cách đường ray là bao nhiêu?

by Thanh v
Khoảng cách tối thiểu khi dừng xe cách đường ray là bao nhiêu?

Trên đường bộ, song song với các tuyến đường vận tải đườn ô tô thì ở một vài đoạn đường sẽ xuất hiện các nút giao với đường ray. Hoạt động vận chuyển hàng hóa và con người bằng đường sắt đã ra đời từ cuối thế kỷ XIV và đi vào hoạt động cho đến nay tại Việt Nam. Đến nay đã xuất hiện nhiều tuyến đường sắt nối liền giữa các trung tâm kinh tế của quốc gia như tuyến đường sắt Bắc – Nam, tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai,…

Mặc dù có nhiều ưu điểm như giúp giảm bớt áp lực vận chuyển cho các tuyến đường ô tô nhưng đối với vấn đề đảm bảo an toàn giao thông vẫn còn nhiều bất cập. Bởi thông thường hiện nay, các đoạn đường ray luôn được xây dựng giao nhau với các tuyến giao thông của các phương tiện ô tô, xe máy. Điều này dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm giữa tàu hỏa với các phương tiện khác. Vậy theo quy định hiện nay, khoảng cách tối thiểu khi dừng xe cách đường ray là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Những quy định với các đoạn đường sắt giao nhau hoặc song song với đường bộ?

Do tính chất nguy hiểm của các đoạn đường giao nhau với đường sắt nên hiện nay Nhà nước đã ban hành Luật đường sắt 2017 trong đó có những quy định cụ thể đối với các đoạn đường sắt giao nhau với với đường bộ, cụ thể:

– Đối với các đoạn đường sắt giao nhau với đường bộ: (Điều 17 Luật đường sắt 2017)

+ Đường sắt giao nhau với đường sắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt chuyên dùng.

+ Đường sắt giao nhau với đường bộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các trường hợp sau đây:

  • Đường sắt có tốc độ thiết kế từ 100 km/h trở lên giao nhau với đường bộ;
  • Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị;
  • Đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt.

+ Nơi xây dựng đường ngang phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

+ Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất.

Điều 17. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ

1. Đường sắt giao nhau với đường sắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt chuyên dùng.

2. Đường sắt giao nhau với đường bộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các trường hợp sau đây:

a) Đường sắt có tốc độ thiết kế từ 100 km/h trở lên giao nhau với đường bộ;

b) Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị;

c) Đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt.

3. Chủ đầu tư xây dựng đường sắt mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chủ đầu tư xây dựng đường bộ mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi chưa có đủ điều kiện tổ chức giao khác mức thì Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao thông qua đường sắt phải tuân theo những quy định sau đây:

a) Nơi xây dựng đường ngang phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

b) Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất.

5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về:

a) Đường ngang, giao thông tại khu vực đường ngang; việc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang;

b) Cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung;

c) Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

6. Chính phủ quy định việc xử lý các vị trí đường sắt giao nhau với đường sắt, đường sắt giao nhau với đường bộ không phù hợp với quy định của Luật này, các lối đi tự mở và lộ trình thực hiện.

– Đối với các đoạn đường sắt chạy song song với đường bộ: Điều 18 Luật Giao đường sắt 2017 có quy định chi tiết như sau:

Điều 18. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau

1. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia; trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 03 m trở lên.

2. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu phía trên phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giao thông của công trình phía dưới.

Khoảng cách tối thiểu khi dừng xe cách đường ray là bao nhiêu?

Khoảng cách tối thiểu khi dừng xe cách đường ray là bao nhiêu?

Nhiều trường hợp do ý chí chủ quan của người dân khi dừng xe tại các nút giao nhau giữa đường bộ với đường sắt nên dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm thường xuyên xảy ra. Bởi trong thực tế lực quán tính khi di chuyển của tàu hỏa là rất lớn, nếu không đảm bảo đủ khoảng cách khi đứng gần thì con người có thể bị cuốn vào tàu hỏa.

Do đó Nhà nước ta đã ban hành các quy tắc ứng xử khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt tại Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008, trong đó có quy định về khoảng cách khi dừng xe tại đườn ray như sau:

Điều 25. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt

1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt,phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.

4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Như vậy theo quy định trên thì khoảng cách tối thiểu khi dừng xe tại các đoạn đường ray là 5 mét tính từ ray gần nhất.

Vi phạm quy định về dừng xe cách đường ray bị xử lý ra sao?

Do mức độ nguy hiểm của các vụ va chạm giao thông giữa tàu hỏa với các phương tiện khác là rất nghiêm trọng, đa phần những nạn nhân trong các vụ tai nạn khi va chạm với tàu hỏa đều tử vong nên chế tài xử phạt đối với hoạt động vi phạm khoảng cách đường ray sẽ nghiêm khắc hơn.

Cụ thể tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP) có quy định mức phạt đối với các phương tiện như sau:

+ Đối với người đi bộ:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

+ Đối với xe đạp, xe đạp máy và các phương tiện thô sơ:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

5. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

+ Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

6. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

+ Đối với xe máy, xe máy kéo và các loại xe tương tự:

Điều 47. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt

7. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Khoảng cách tối thiểu khi dừng xe cách đường ray là bao nhiêu?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới chia đất khi ly hôn… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Khoảng cách an toàn bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang là bao nhiêu mét?

Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:
a) Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét;
b) Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét;
c) Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét.

Thiết bị phục vụ thi công vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điểm c Khoản 1 và Điểm a Khoản 5 Điều 54 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi thiết bị phục vụ thi công lấn chiếm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt sẽ bị xử phạt hành chính tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Tuỳ vào người có trách nhiệm trong hành vi để vật liệu này sẽ xử phạt theo mức trên. Đồng thời, buộc phải thiết bị ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like