Không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không theo quy định?

by Thanh v
Không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không theo quy định?

Theo thống kê hiện nay, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến phương tiện là xe máy ngày càng gia tăng. Vậy một câu hỏi đặt ra là liệu những người tham gia giao thông chẳng may gặp tai nạn và thiệt hại liệu có được đền bù không? Làm rõ khúc mắc với vấn đề trên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời. Việc ra đời của loại bảo hiểm này một mặt đảm bảo quyền lợi cho người gặp tai nạn do chủ phương tiện khác gây ra, một mặt giúp cho chủ phương tiện hạn chế được số tiền đền bù thiệt hại do chính mình gây ra tai nạn. Do đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hiện nay là một loại bảo hiểm bắt buộc những người tham gia điều khiển phương tiện giao thông phải có.

Vậy, không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không theo quy định? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, CSGT sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xe máy là gì?

Về bảo hiểm xe máy, hiện nay ở nước ta có hai loại là: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy và Bảo hiểm xe máy tự nguyện.

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy:

Đây loại bảo hiểm bắt buộc phải có đối với chủ của xe máy hoặc xe mô tô khi tham gia giao thông theo quy định. Để phòng khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm này sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới (chứ không phải bồi thường cho chủ phương tiện). Và người bị nạn sẽ được bảo hiểm chi trả , bồi thường những thiệt hại về người và tài sản do lỗi của chủ phương tiện gây ra theo đúng quy định. Đồng nghĩa với việc người tham gia bảo hiểm sẽ không phải tự mình đền bù thiệt hại.

– Bảo hiểm xe máy tự nguyện:

Đây là loại bảo hiểm không bắt buộc. Đồng nghĩa với việc chủ xe máy có thể mua hoặc không mua loại bảo hiểm này. Việc mua thêm bảo hiểm xe máy tự nguyện là nhằm mang lại quyền lợi khi chi trả bồi thường về tài sản hoặc người ngồi trên xe khi gặp tai nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp.

Không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không theo quy định?

Không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không theo quy định?

Khi tham gia giao thông, việc mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy là bắt buộc. Điều này đã được coi là điều kiện bắt buộc đối với chủ thể khi tham gia giao thông theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này vàcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một loại giấy tờ không thể thiếu khi tham gia giao thông. Việc chủ phương tiện không mang theo loại giấy tờ này có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt) như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Bên cạnh việc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, chủ phương tiện còn có thể bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Như vậy việc không mang theo bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy thì chủ xe có thể bị tạm giữ phương tiện với thời gian tạm giữ tối đa 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ, có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ phương tiện.

Quy định về mức bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe máy?

Đối với mức bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe máy nếu xảy ra tai nạn giao thông, tại Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 14. Bồi thường bảo hiểm

1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).

2. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

– 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

– 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

– 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.

– 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.

3. Mức bồi thường bảo hiểm:

a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

5. Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Luật sư CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Không có bảo hiểm xe máy có bị giữ xe không theo quy định?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến bố mẹ tách sổ đỏ cho con … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào không được hưởng chi trả từ bảo hiểm xe máy?

Những trường hợp sẽ không được thanh toán nếu:
+ Bên thứ ba cố tình gây thêm thiệt hại tai nạn
+ Lái xe cố ý bỏ chạy sau khi gây tai nạn
+ Tài xế ô tô không có giấy phép lái xe hợp lệ
+ Hậu quả gián tiếp như hỏng nhà cửa, cây cối, tài sản bị mất cắp trong tai nạn
Bảo hiểm sẽ chỉ chi trả bồi thường cho bên thứ ba, không bao gồm thiệt hại cho chính chiếc xe hay người ngồi trên xe ô tô được mua bảo hiểm. Mức bồi thường cụ thể còn tùy thuộc vào lỗi của chủ phương tiện.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc không chi trả trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like