Biển nào báo hiệu kết thúc đường đôi như thế nào?

by Thùy Thanh
Biển nào báo hiệu kết thúc đường đôi như thế nào?

Chào Luật sư, tôi mới học luật giao thông để chuẩn bị đi thi bằng lái xe. Tôi có đọc thấy biển hiệu báo sắp có đường đôi nhưng không biết biển báo hiệu kết thúc đường đôi có đặc điểm gì. Không biết theo quy định hiện nay thì thi lấy bằng lái xe có phần biển báo hiệu kết thúc đường đôi hay không? Biển nào báo hiệu kết thúc đường đôi như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Đường đôi là gì theo quy định?

Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, đường đôi được định nghĩa là đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách.

Dải phân cách ở giữa đường đôi được đặt cố định và thắt chặt hoặc hoàn toàn có thể vận động và di chuyển được. Mỗi chiều đi và về của đường đôi có thể chia làm nhiều làn đường khác nhau dành cho các loại phương tiện gia lưu thông trong cùng một hướng.

Trường hợp chiều đi và chiều về được biệt bằng vạch sơn thì đó không phải đường đôi.

Đường đôi thường bị người tham gia giao thông nhầm với đường hai chiều. Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Biển nào báo hiệu kết thúc đường đôi như thế nào?

Một số vi phạm thường mắc phải đi khi vào đường đôi

Khi đi vào đường đôi, người tham gia giao thông thường mắc phải hai lỗi phổ biến đó là lỗi đi ngược chiều và lỗi chạy quá tốc độ cho phép.

* Lỗi đi ngược chiều:

Với lỗi này, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:

Phương tiệnMức phạtCăn cứ
Phạt tiềnHình thức xử phạt bổ sung
Ô tô04 – 08 triệu đồngTước giấy phép lái xe từ 02 – 04 thángĐiểm c khoản 5 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Xe máy01 – 02 triệu đồngTước giấy phép lái xe từ 01 – 03 thángĐiểm a khoản 5 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Lỗi chạy xe quá tốc độ:

Mức phạt đối với lỗi này được quy định như sau:

Phương tiệnTốc độ vượt quáMức phạt
Xe máyTừ 05 – dưới 10 km/h300.000 – 400.000 đồng(Điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Từ 10 – 20 km/h800.000 – 01 triệu đồng(Điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Từ trên 20 km/h04 – 05 triệu đồngTước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Ô tôTừ 05 – dưới 10 km/h800.000 – 01 triệu đồng(Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ 10 – 20 km/h04 – 06 triệu đồngTước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng(Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ trên 20 – 35 km/h06 – 08 triệu đồngTước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm a khoản 6, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Từ trên 35 km/h10 – 12 triệu đồngTước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng(Điểm c khoản 7, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Biển nào báo hiệu kết thúc đường đôi như thế nào?

Biển số W.236 “Kết thúc đường đôi” được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau: 

– Về cách sử dụng:

Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng phải đặt biển số W.236 ” Kết thúc đường đôi”. Đường đôi chỉ được chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các quy định về biển báo kết thúc đường đôi. Bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT.

Các biển báo hiệu có liên quan đến đường đôi gồm những gì?

Biển số W.235 “Đường đôi”: báo hiệu cho người điều khiển phương tiện biết sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa. Biển báo này là biển báo nguy hiểm thường được đặt ở đầu những đoạn đường đôi.

Biển số W.236 “Kết thúc đường đôi”: báo hiệu cho người điều khiển phương tiện biết sắp kết thúc đoạn đường đôi (tức sắp hết đoạn đường có dải phân cách cứng ở giữa). Đây cũng là 1 loại biển báo nguy hiểm.

Biển số W.204 “Đường 2 chiều”: Báo hiệu sắp đến đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung trên một phía đường (do ở phía đường còn lại đang sửa chữa hoặc có trở ngại) hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời. Biển này cũng được sử dụng để báo chuẩn bị chuyển sang đường đi chung hai chiều hoặc hết đoạn đường một chiều, bắt đầu đi hai chiều.

Biển số W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”: Biển này đặt trên đường một chiều để báo trước sắp đến vị trí giao nhau với đường hai chiều. 

Biển báo hiệu đường đôi có đặc điểm gì?

Biển báo hiệu đường đôi có những đặc điểm sau:

  • Hình dáng: Có hình dạng tam giác.
  • Màu sắc: Viền đỏ, nền màu vàng.
  • Hình vẽ, biểu tượng trên biển báo: Trên nền có hình vẽ các biểu tượng màu đen nổi bật.
  • Kích thước: Chiều dài cạnh hình tam giác L là 70cm, chiều rộng viền mép đỏ B là 5cm, bán kính lượn tròn viền mép đỏ R là 3,5cm, khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam gia cơ bản C là 3cm.  

Thông tin liên hệ

Luật sư CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Biển nào báo hiệu kết thúc đường đôi như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến gia hạn thời hạn sử dụng đất … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Quy định về các biển báo nguy hiểm và cảnh báo hiện nay ra sao?

Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
CÔNG BÁO/Số 207 + 208/Ngày 14-02-2020 33
Biển số W.204: Đường hai chiều;
Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;

Không chấp hành biển báo đường đôi thì bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc phạt lỗi không chấp hành biển báo đường đôi như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
– Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng: Không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu.

Biển báo hiệu đường đôi khác gì với biển báo hiệu đường 2 chiều?

Dải phân cách chính là điểm khác biệt giữa đường đôi và đường 2 chiều:
Đường đôi: chiều đi và về được phân cách nhau bằng dải phân cách ( di động hoặc cố định).
Đường hai chiều: 2 chiều đi và về được phân cách bằng vạch sơn.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like