Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt thế nào?

by Anh Lan
Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt thế nào?

Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực giao thông đường sắt, pháp luật đặt ra quy định tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt phải thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt. Vậy trường hợp không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để trả lời câu hỏi này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt thế nào?

Điều 48 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. Theo đó, tại điểm đ) Khoản 7 có quy định xử phạt đối với hành vi “Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt”, như sau:

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không xây dựng, thực hiện phương án phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt;

b) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt;

c) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố hoặc nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;

d) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;

đ) Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Như vậy, trường hợp tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thấy tai nạn giao thông đường sắt nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại điểm b) Khoản 4 Điều 48 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu; vật chứng liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt; không chuyển giao hồ sơ tai nạn ban đầu theo quy định;

b) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;

c) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt hoặc khi được yêu cầu phối hợp; hỗ trợ không đến ngay hiện trường để giải quyết;

d) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt khi phát hiện; hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;

đ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;

e) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.”

Như vậy, trường hợp thấy tai nạn giao thông đường sắt có điều kiện giúp đỡ nhưng đứng nhìn không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt bị xử phạt thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để hôi của thì bị xử phạt thế nào?

Theo khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai và giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, hành vi lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để hôi của có thể bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường sắt có bị xử lý hình sự không?

Theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; trường hợp người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết; thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách bị phạt thế nào?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 58 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp nhà xe sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách là trái với quy định về điều kiện lưu hành của phương tiện giao thông đường sắt và sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment