Nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em là gì?

by Hương Giang
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em

Theo thống kế trong những năm gần đây, tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông ở nước ta đang có xu hướng tăng cao, nhất là những vụ tai nạn giao thông ở trẻ em. Có rất nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của một đứa trẻ. Vậy nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em là gì? Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông thì ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây tai nạn giao thông cho trẻ em được quy định thế nào? Mọi băn khoăn của quý bạn đọc sẽ được CSGT giải đáp ngay sau đây!

Căn cứ pháp lý

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em

Hằng ngày, báo chí, truyền thông, internet đều nhiều dẫn chiếu các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, trong số đó cũng có rất nhiều vụ tai nạn giao thông ở trẻ em. Đây cũng là một hình thức để cảnh báo người dân về ý thức tham gia giao thông hiện nay. Vậy nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em là gì, sau đây chúng tôi sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi này:

Sau khi hiểu tai nạn giao thông là gì thì việc chúng ta cần tìm hiểu tiếp theo chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

Nguyên nhân khách quan

Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, không thể bỏ qua các nguyên nhân khách quan góp phần vào tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân khách quan quan trọng cần được lưu ý và xử lý:

Cơ sở hạ tầng giao thông: Một cơ sở hạ tầng giao thông kém chất lượng và xuống cấp gây ra nhiều khó khăn và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đường giao thông xuống cấp, có lỗ gồ ghề, ổ gà,…. hay không đảm bảo đủ chiều rộng và độ phẳng, gây ra các sự cố và tai nạn đáng tiếc. Việc thiếu hệ thống biển báo giao thông hoặc không cập nhật kịp thời cũng là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn và rối loạn trong việc điều hướng và ưu tiên giao thông.

Chất lượng phương tiện giao thông: Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông cũng là một yếu tố đáng bàn luận. Nếu các phương tiện không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn và không được bảo trì, sửa chữa đúng cách, chúng có thể trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn. Ví dụ, hệ thống phanh, hệ thống lái, đèn chiếu sáng và các thiết bị an toàn khác không hoạt động đúng cách có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Yếu tố thời tiết: Thời tiết khắc nghiệt, như mưa bão, sương mù dày đặc, tạo ra điều kiện không thuận lợi cho giao thông và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Đường ướt trơn trượt, tầm nhìn kém, và khả năng phanh giảm sút có thể gây ra các tình huống nguy hiểm. Người lái xe và người điều khiển giao thông cần đảm bảo tăng cường sự cảnh giác và tuân thủ quy tắc an toàn trong các điều kiện thời tiết khó khăn này.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ý thức tham gia giao thông chưa cao: Trong xã hội Việt Nam, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến ý thức giao thông. Hình ảnh ngã ba, ngã tư kẹt xe, xe di chuyển chậm trong giờ cao điểm, tiếng còi và khói bụi trở nên quen thuộc trong những đô thị lớn. Tình trạng chen lấn và không ai chịu nhường đường đã góp phần làm tăng tình trạng ùn tắc giao thông. Ngoài ra, nhiều người thường vi phạm luật giao thông bằng cách vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, lấn tuyến, vượt đường, không có ý thức nhường đường cho người đi bộ.

Thứ hai, việc uống rượu, bia khi lái xe: Uống rượu, bia khi tham gia giao thông là một nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Đặc biệt vào những ngày nghỉ lễ, tết, tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến việc uống rượu, bia luôn cao hơn so với ngày thường. Việc lái xe khi có chất cồn trong cơ thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung, phản xạ và quyết định, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Thứ ba, thiếu hiểu biết về luật giao thông: Mặc dù đã có sự siết chặt trong công tác đào tạo, thi và cấp bằng lái xe, nhưng vẫn còn tồn tại vấn đề về hình thức hơn là hiểu biết về luật giao thông và kỹ năng lái xe. Nhiều người học chỉ để thi lấy bằng lái xe mà không đặt nặng việc hiểu biết về luật giao thông và kỹ năng lái xe dẫn đến việc thiếu ý thức và tuân thủ quy tắc giao thông, tạo ra một môi trường giao thông không an toàn.

Thứ tư, công tác quản lý giao thông còn thiếu sót: Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải chưa thực hiện chặt chẽ hoạt động bảo dưỡng và quản lý xe và phương tiện vận chuyển gây ra tình trạng sử dụng phương tiện kém chất lượng và không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, lực lượng chức năng thực hiện công tác thanh tra, tuần tra và kiểm soát giao thông còn hạn chế trên các địa bàn quản lý làm giảm hiệu quả trong việc xử lý các vi phạm và đảm bảo an toàn giao thông.

Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông thì ai chịu trách nhiệm?

Trẻ em là lứa tuổi chưa hoàn thiện đầy đủ nhận thức và hành vi như một cá nhân trưởng thành. Do đó ở lứa tuổi này những đứa trẻ thường rất hiếu động và tinh nghịch. Nhiều trường hợp trẻ em đùa giỡn lao ra đường gây ra những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Vậy khi trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông thì ai chịu trách nhiệm, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau:

Hiện nay, có xảy ra một số trường hợp những hộ gia đình ở sát đường để trẻ em di chuyển trực tiếp vào những làn đường giao thông. Trong một số tình huống chủ quan và thiếu quan sát của phụ huynh, trẻ em đã bất ngờ lao ra đường và các phương tiện tham gia giao thông lúc bấy giờ không phản ứng kịp dẫn đến tai nạn giao thông. Như vậy, trường hợp này pháp luật quy định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Người đi bộ

  1. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
    Theo đó, đối với trẻ em dưới 7 tuổi khi tham gia giao thông phải có sự giám sát của người lớn. Phụ huynh, người chăm sóc trẻ không được để trẻ em tự ý di chuyển vào những làn đường giao thông. Như vậy, trước hết lỗi để trẻ em chạy ra đường thuộc về người chăm sóc trẻ.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

  1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
  2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
  3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
    Như vậy, thông thường đối với người chưa đủ 15 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra từ hành vi để trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông.

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây tai nạn giao thông cho trẻ em

Thực tiễn cho thấy nhiều vụ tai nạn giao thông hiện nay có tính chất rất nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông, trong đó có bao gồm những cá nhân đang ở lứa tuổi vị thành niên. Vậy trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây tai nạn giao thông cho trẻ em được nhà nước ta quy định thế nào, độc giả còn đang băn khoăn thì hãy cùng chúng tôi theo dõi:

Trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015; quy định nguồn nguy hiểm cao độ như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới; hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động; vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Đối với trường hợp gây thiệt hại sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường những khoản sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; như tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu, tiền thuốc; chi phí khám chữa bệnh, chi phí thẩm mỹ phục hồi sức khỏe..
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại được bồi thường khoản này nếu trước khi bị tai nạn họ là người có thu nhập; điều đó được hiểu những người không có thu nhập sẽ không được bồi thường khoản này.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại; trong thời gian điều trị, đây là những khoản chi phí mà thân nhân người bị hại; phải bỏ ra để giúp người bị thiệt hại phục hồi sức khỏe và khoản tiền thu nhập bị giảm sút trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại
  • Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là khoản tiền động viên của người gây thiệt hại để bù đắp cho những mất mát của gia đình người bị hại, thông thường khoản tiền này sẽ do hai bên thương lượng; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trách nhiệm hình sự

Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; thì trách nhiệm hình sự mà người gây tai nạn giao thông phải chịu là:

  • Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
  • Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

CSGT đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nguyên nhân gây tai nạn giao thông với trẻ em“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ cho đất mua trước năm 1993. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ em 15 tuổi gây tai nạn giao thông có phải bồi thường không?

Theo quy định của pháp luật Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Do đó Trẻ em 15 tuổi gây tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường theo quy định trên.

Vật nuôi đi trên đường gây tai nạn ai phải bồi thường?

Người chủ sở hữu súc vật hoặc người chiếm hữu hoặc người thứ ba hoàn toàn có lỗi trong việc gây tai nạn sẽ có trách nhiệm bồi thường nếu súc vật gây thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like