Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?

by Ngọc Gấm
Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?

Chào CSGT , CSGT có thể giải đáp cho tôi hỏi về bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào? Mong CSGT giải đáp giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT đã giải đáp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phía CSGT. Ngày nay việc mua bảo hiểm dần trở nên phổ biến đối với nhiều người dân Việt Nam. Trong lĩnh vực giao thông, việc mua bảo hiểm có một vai trò quan trọng, nhờ có bảo hiểm mà khi bị tai nạn hay gặp bất kỳ sự cố gì về hàng hoá khi di chuyển bằng phương tiện giao thông, bạn sẽ được bồi thường thiệt hại. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy đinh của pháp luật, bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?

Để có thể giải đáp thắc mắc về bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CSGT của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010

Nghị định số 03/2021/NĐ-CP

Thông tư 04/2021/TT-BTC

Thông tư 14/2022/TT-BTC

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự như sau:

– Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại bắt buộc trách nhiệm dân sự;

– Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất.

– Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại bắt buộc trách nhiệm dân sự; chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) như sau:

– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
  • Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
  • Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.
  • Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
  • Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
  • Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
  • Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
  • Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.

– Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.

Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?
Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe bảo minh

Phí của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2021/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2022/TT-BTC quy đinh về phí bảo hiểm như sau:

– Phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC.

– Chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn bảo hiểm tương ứng thời gian xe cơ giới không tham gia giao thông, không hoạt động do áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo phù hợp pháp luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật dân sự và quy định pháp luật có liên quan khi đáp ứng điều kiện sau đây:

Chủ xe cơ giới tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc các khu vực bị cách ly y tế, phong tỏa ổ dịch để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc địa phương được xác định cấp độ dịch COVID-19 là nguy cơ rất cao, nguy cơ cao theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19.

PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TTLoi xePhí bảo hiểm (đồng)
IMô tô 2 bánh 
1Từ 50 cc trở xuống55.000
2Trên 50 cc60.000
IIMô tô 3 bánh290.000
IIIXe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự 
1Xe máy điện55.000
2Các loại xe còn lại290.000
IVXe ô tô không kinh doanh vận tải 
1Loại xe dưới 6 chỗ ngồi437.000
2Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi794.000
3Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi1.270.000
4Loại xe trên 24 chỗ ngồi1.825.000
5Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)437.000
VXe ô tô kinh doanh vận tải 
1Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký756.000
26 chỗ ngồi theo đăng ký929.000
37 chỗ ngồi theo đăng ký1.080.000
48 chỗ ngồi theo đăng ký1.253.000
59 chỗ ngồi theo đăng ký1.404.000
610 chỗ ngồi theo đăng ký1.512.000
711 chỗ ngồi theo đăng ký1.656.000
812 chỗ ngồi theo đăng ký1.822.000
913 chỗ ngồi theo đăng ký2.049.000
1014 chỗ ngồi theo đăng ký2.221.000
1115 chỗ ngồi theo đăng ký2.394.000
1216 chỗ ngồi theo đăng ký3.054.000
1317 chỗ ngồi theo đăng ký2.718.000
1418 chỗ ngồi theo đăng ký2.869.000
1519 chỗ ngồi theo đăng ký3.041.000
1620 chỗ ngồi theo đăng ký3.191.000
1721 chỗ ngồi theo đăng ký3.364.000
1822 chỗ ngồi theo đăng ký3.515.000
1923 chỗ ngồi theo đăng ký3.688.000
2024 chỗ ngồi theo đăng ký4.632.000
2125 chỗ ngồi theo đăng ký4.813.000
22Trên 25 chỗ ngồi[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)]
23Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)933.000
VIXe ô tô chở hàng (xe tải) 
1Dưới 3 tấn853.000
2Từ 3 đến 8 tấn1.660.000
3Trên 8 đến 15 tấn2.746.000
4Trên 15 tấn3.200.000

Phí bảo hiểm trong một số trường hợp khác:

  • Xe tập lái: Tính bằng 120% của phí xe cùng chủng loại quy định mục IV và mục VI.

– Xe Taxi: Tính bằng 170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục V.

– Xe ô tô chuyên dùng:

  • Phí bảo hiểm của xe cứu thương được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) kinh doanh vận tải.
  • Phí bảo hiểm của xe chở tiền được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục IV.
  • Phí bảo hiểm của các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế được tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục VI; trường hợp xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn.

– Đầu kéo rơ-moóc: Tính bằng 150% của phí xe trọng tải trên 15 tấn. Phí bảo hiểm của xe đầu kéo rơ-moóc là phí của cả đầu kéo và rơ moóc.

– Máy kéo, xe máy chuyên dùng: Tính bằng 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng dưới 3 tấn quy định tại mục VI (phí bảo hiểm của máy kéo là phí của cả máy kéo và rơ moóc).

– Xe buýt: Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV.

Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

Thông qua quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại ta biết được đối với hàng hoá, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự sẽ không bồi thường do không thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại. Cho nên nếu bạn muốn mua hàng hoá được bảo hiểm bồi thường thì bạn phải mua riêng một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe của một công ty bảo hiểm.

Sau đây là gói bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe của Công ty bảo hiểm Bảo Minh.

1. Tên sản phẩmBảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe
2. Mã nghiệp vụVCL (theo BEST)
3. Đối tượng bảo hiểmTrách nhiêm dân sự
4. Người được bảo hiểmChủ xe cơ giới
5. Phạm vi bảo hiểm– Bảo hiểm cho phần trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với tổn thất, mất mát hàng hóa được vận chuyển trên xe theo hợp đồng vận chuyển giữa chủ xe và chủ hàng. Thanh toán cho chủ xe các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm: Ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa; Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi
6. Không thuộc trách nhiệm bảo hiểm– Lái xe, chủ xe, chủ hàng không trông coi, bảo quản hàng hoá- Xe Ô tô không thích hợp với loại hàng chuyên chở.- Mất cắp (trừ trường hợp mất hàng hoá cùng với mất toàn bộ xe do: xe bị trộm cắp, bị cướp, bị cưỡng đoạt).- Bắt giữ của cơ quan chức năng nhà nước.- Hàng hoá hư hỏng tự nhiên, hư hỏng do không đủ phẩm chất, do bao bì đóng gói, chất xếp hàng không đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Hàng hoá bị xô lệch va đập trong quá trình vận chuyển mà không phải do xe đâm va, lật đổ.- Giao hàng chậm trễ, giao hàng không đúng người nhận, giao thiếu, sai thể loại, sai quy cách, sai mã ký hiệu.
7. Mức trách nhiệm bảo hiểm– Mức trách nhiệm bảo hiểm: Theo yêu cầu của chủ xe nhưng tối đa không vượt quá 40.000.000đ/tấn- Số tấn hàng hoá được bảo hiểm (theo yêu cầu của chủ xe): Tối đa là trọng tải cho phép của xe
8. Thời hạn bảo hiểm– Là 1 năm.
9. Phí bảo hiểm– Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,545% /tổng mức trách nhiệm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; mẫu đơn xin giải thể công ty; của CSGT.

Hãy liên hệ hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Cây đổ vào xe có được bảo hiểm hay không?

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Mà trong trường hợp cây xanh trên đường do bảo nên đã ngã vào ô tô của bạn; chủ thể bồi thường ở đây sẽ là nhà nước. Tuy nhiên việc bắt Nhà nước bồi thường vì lý do trên rất khó có thể lấy lại số tiền sửa chữa do hư hại nguyên nhân có thể giải thích là do sự kiện bất khả kháng được miễn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cho nên cách tốt nhất là bạn yêu cầu công ty bảo hiểm mà bạn tham gia bồi thường cho bạn.

Mua bảo hiểm ô tô bắt buộc ở đâu?

Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị bán bảo hiểm ô tô bắt buộc. Tuy nhiên để đảm bảo không bị xử phạt khi Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ, đồng thời được giải quyết quyền lợi đầy đủ và nhanh chóng, chủ xe nên chọn các công ty bảo hiểm uy tín.
Điển hình có thể kể đến các hãng bảo hiểm sau: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm MIC, Tổng công ty bảo hiểm PVI, Bảo hiểm BIC, Bảo hiểm PTI, Bảo hiểm VNI…
Hiện nay, chủ xe ô tô thể mua trực tiếp tại các địa chỉ bán bảo hiểm hoặc mua online.
– Mua trực tiếp:
Đến các địa chỉ sau:
+ Trụ sở công ty bảo hiểm gần nhất;
+ Đại lý phân phối bảo hiểm;
+ Ngân hàng;
+ Cây xăng.
– Mua online qua các app điện thoại: Momo, Grab, Lazada, Viettetpay.

Quả rụng vỡ kính xe người trồng cây có phải bồi thường không?

Trước tiên cần nói về quyền của người chủ cây trồng. Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Do đó, việc trồng cây trong phần đất của mình phải đảm bảo đúng quy định và không làm ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của người liền kề.
Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Trường hợp quả cây rơi rụng hoàn toàn do lỗi của chủ cây thì chủ cây phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe theo khoản 3 Điều 584 và Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 .
Trong trường hợp bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của chủ xe thì chủ cây không phải chịu trách nhiệm bồi thường theo khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 .
Qua đó, vai trò quản lý cây cối và dừng đổ xe của các chủ thể cần được chú trọng, từ đó tránh các tranh chấp đáng tiếc phải xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment