Phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em thế nào?

by Hương Giang
Phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em

Trong cuộc sống, nhu cầu tham gia giao thông là nhu cầu tất yếu và không thể thiếu. Trẻ em cũng vậy, cũng có nhu cầu di chuyển đi lại để tham gia các hoạt động xã hội như vui chơi, học tập,… Do đó vấn đề đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em luôn được quan tâm. Vậy cần có các giải pháp phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em như thế nào? Những yếu tố nguy cơ của tai nạn giao thông đường bộ hiện nay là gì? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông cho trẻ em được quy định ra sao? CSGT sẽ giúp độc giả giải đáp lần lượt những băn khoăn trên qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Những yếu tố nguy cơ của tai nạn giao thông đường bộ hiện nay

Trong thời buổi hiện nay, hoạt động tham gia giao thông ngày càng trở nên đông đúc và phức tạp. Do đó, nguy cơ xảy ra các vụ va chạm xe cộ ngày càng tăng cao, bất kể ở lứa tuổi nào kể cả trẻ em. Vậy những yếu tố nguy cơ của tai nạn giao thông đường bộ hiện nay gồm những yếu tố nào, độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Tình trạng kinh tế: hơn 90% trường hợp tử vong giao thông đường bộ xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ tử vong do thương tích giao thông đường bộ cao nhất ở khu vực châu Phi. Ngay cả ở các nước có thu nhập cao, những người có nguồn gốc kinh tế xã hội thấp có nhiều nguy cơ bị tai nạn giao thông đường bộ.

Độ tuổi: những người trong độ tuổi từ 15 đến 44 chiếm 48% tử vong do giao thông đường bộ trên toàn cầu.

Giới tính: từ khi còn nhỏ, nam giới có nguy cơ bị tai nạn giao thông đường bộ cao hơn nữ giới. Khoảng ba phần tư (73%) số ca tử vong giao thông đường bộ xảy ra đối với nam thanh niên dưới 25 tuổi, gần như gấp 3 lần nguy cơ đối với nữ giới.

Các yếu tố rủi ro: lỗi của con người đối với việc tiếp cận hệ thống an toàn. Hệ thống an toàn đường bộ luôn hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người tham gia giao thông. Cách tiếp cận như vậy có tính đến khả năng bị tổn thương của mọi người đối với các chấn thương nghiêm trọng trong tai nạn giao thông đường bộ nên hệ thống an toàn được thiết kế để tránh được lỗi của con người. Nền tảng của phương pháp này là đường và lề đường an toàn, tốc độ an toàn, phương tiện an toàn và người tham gia giao thông an toàn, tất cả đều phải được giải quyết để loại bỏ tai nạn gây tử vong và giảm thương tích nghiêm trọng.

Tốc độ: Sự gia tăng tốc độ trung bình có liên quan trực tiếp đến khả năng xảy ra sự cố và mức độ nghiêm trọng do hậu quả của vụ tai nạn. Ví dụ, tăng 1 km/h  tốc độ xe trung bình dẫn đến tăng 3% tỷ lệ tai nạn dẫn đến chấn thương và tăng 4-5% trong tỷ lệ tai nạn chết người. Nguy cơ tử vong của người lớn đối với  người đi bộ là dưới 20% nếu bị đụng xe ở tốc độ 50 km/h và gần 60% nếu tốc độ 80 km/h.

Lái xe sau khi sử dụng rượu và các chất kích thích thần kinh khác:  Lái xe sau khi uống rượu hoặc bất kỳ chất kích thích thần kinh nào làm tăng nguy cơ tai nạn dẫn đến tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng. Trong trường hợp lái xe sau khi uống, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ bắt đầu ở nồng độ cồn trong máu thấp (BAC) và tăng đáng kể khi BAC của người lái xe là lớn hơn hoặc bằng 0,04g/dl. Trong trường hợp lái xe khi sử dụng thuốc, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được tăng lên đến các mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc thần kinh được sử dụng. Ví dụ, rủi ro của một vụ tai nạn gây tử vong xảy ra trong số những người đã sử dụng amphetamine gấp khoảng 5 lần nguy cơ của một người không dùng.

Không đội mũ bảo hiểm, dây an toàn và ghế an toàn cho trẻ em:Đội mũ bảo hiểm xe máy đúng cách có thể giảm nguy cơ tử vong gần 40% và nguy cơ bị thương nặng hơn 70%. Đeo dây an toàn làm giảm nguy cơ tử vong ở hành khách ngồi ghế trước từ 40-50% và hành khách ngồi phía sau khoảng 25-75%. Nếu được lắp đặt và sử dụng đúng cách, ghế an toàn cho trẻ em sẽ giảm số tử vong ở trẻ sơ sinh khoảng 70% và tử vong ở trẻ nhỏ từ 54% đến 80%.

Giải pháp phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia đó chính là thế hệ trẻ. Chính vì vậy, nhà nước cần tạo ra môi trường đảm bảo an toàn cho trẻ em, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Chúng ta hãy cùng làm rõ các giải pháp phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em hiện nay qua nội dung sau:

Việc giảm thiểu tai nạn giao thông không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của bất kỳ một cá nhân nào mà nó cần có sự hợp tác, đoàn kết của cả một cộng đồng. Chúng ta cần đưa ra các biện pháp, giải pháp đồng bộ, cụ thể, chi tiết, phù hợp để có thể khiến người dân hưởng ứng một cách nhiệt tình.

Đối với lực lượng cảnh sát giao thông: Đây là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết;

Đối với các hành vi vi phạm: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; không tuân thủ tín hiệu giao thông;… Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép gây ra tai nạn;…

Đối với biển báo: Cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm. Ví dụ như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ. Điều chỉnh và quy định các xe phải đi theo đúng làn, theo biển báo đã đặt tại bộ phận đó. Không để trường hợp các xe đi tràn lan, đi lẫn lộn vào làn của xe khác, quay đầu xe không đúng nơi, tạo nên sự lộn xộn trong việc chấp hành Luật Giao thông;

Đối với công tác giáo dục: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông; thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền;…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời bất cập xảy ra;…

Phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em
Phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông cho trẻ em

Hậu quả của các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được nhắc đến trên báo đài nhằm cảnh tĩnh ý thức tham gia giao thông của người dân. Một khi xảy ra tai nạn thì người gây ra tai nạn có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Vậy Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông cho trẻ em được quy định thế nào, mời quý độc giả cùng chúng tôi theo dõi:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trong đó, thiệt hại do gây tai nạn cho trẻ em trong trường hợp việc gây tai nạn giao thông từ lỗi do người điều khiển chứ không phải lỗi thuộc về trẻ em, được xác định là thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại như sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Trong trường hợp, trẻ em bị thiệt mạng do tai nạn giao thông thì được xác định là thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định như trên;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 3 Điều 584, Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phòng chống tai nạn giao thông cho trẻ em“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, CSGT với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về gia hạn thời gian sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ 13 tuổi gây tai nạn có bị xử lý?

Hiện nay, trẻ em mới 13 tuổi, nên theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, trẻ em chưa đủ tuổi để tham gia giao thông và cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp GPLX.
Nếu căn cứ vào Điều 202 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tù từ 3 – 10 năm nếu không có GPLX khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, Điều 16 Bộ luật Hình sự cũng quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Vì mới 13 tuổi, nên theo quy định trên, trẻ em không nằm trong khung tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông người lái xe chịu trách nhiệm gì?

Việc bất ngờ chạy qua đường sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1 là lỗi do trẻ em:
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Khi đó, việc trẻ em bất ngờ chạy qua đường làm cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không kiểm sát được dẫn đến tai nạn giao thông. Có thể nói đây là trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết hoặc do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Vì thế, bên phía gia đình trẻ em phải có trách nhiệm bồi thường ngược lại đối với người điều khiển phương tiện giao thông đó trong trường hợp người đó bị xâm phạm đến sức khoẻ và tính mạng
Trường hợp 2 là lỗi do người lái xe:
Có thể vì người lái xe vượt quá tốc độ của mình nên không kiểm sát được nguồn nguy hiểm cao độ khi trẻ em bất ngờ chạy qua đường dẫn đến việc gây tai nạn giao thông. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like