Quy định về tải trọng đường bộ hiện nay?

by Anh Vân
Quy định về tải trọng đường bộ

Mức tải trọng của phương tiện tham gia giao thông được quy định và được cụ thể hóa trong Luật Giao thông đường bộ. Nếu chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về tải trọng cho phép của phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Vậy Quy định về tải trọng đường bộ như thế nào? Hành vi vi phạm trọng lượng cho phép của phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào? Cùng CSGT tìm hiểu nha

Căn cứ pháp lý

Quy định về tải trọng đường bộ

Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ

  • Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Trường hợp đặc biệt, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường có thể được lưu hành trên đường nhưng phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và công bố về tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; quy định việc cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ do địa phương quản lý.
Quy định về tải trọng đường bộ
Quy định về tải trọng đường bộ?

Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn lưu hành trên đường bộ

Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

Xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

  • Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
  • Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
  • Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ hoặc kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều này khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn.

Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ

Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:

  • Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Giới hạn tải trọng trục xe

Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn.

Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:

  • Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
  • Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
  • Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.

Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:

  • Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
  • Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.

Giới hạn tổng trọng lượng của xe là bao nhiêu?

Đối với xe thân liền có tổng số trục:

  • Bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;
  • Bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;
  • Bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
  • Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng: Nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 32 tấn. Lớn hơn 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.

Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục:

  • Bằng ba, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 26 tấn;
  • Bằng bốn, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 34 tấn;
  • Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc: Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 38 tấn; Lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn.

Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:

  • Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 40 tấn; trường hợp chở một container, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn;
  • Lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 44 tấn;
  • Lớn hơn 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 48 tấn.

Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc: tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của xe được quy định tại khoản 1 Điều này) và tổng tải trọng các trục xe của rơ moóc được kéo theo (tương ứng với tải trọng trục xe được quy định tại Điều 16), cụ thể như sau:

  • Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn;
  • Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn.

Đối với trường hợp tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc (quy định tại khoản 2 Điều này) nhưng có khoảng cách tính từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc < 3,2 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc nhỏ hơn 3,7 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc nhỏ hơn 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe phải giảm 2 tấn trên 1 mét dài ngắn đi.

Đối với xe hoặc tổ hợp xe có trục phụ (có cơ cấu nâng, hạ trục phụ), tổng trọng lượng của xe hoặc tổ hợp xe được xác định theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này tương ứng với tổng số trục xe thực tế tác dụng trực tiếp lên mặt đường khi lưu thông trên đường bộ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết CSGT tư vấn về “Quy định về tải trọng đường bộ như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của CSGT luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến đổi tên sổ đỏ… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của CSGT tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Tải trọng và trọng tải khác nhau như thế nào?

Trọng tải và tải trọng là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn nhưng do cách đọc gần giống nhau nên rất nhiều tài xế thường bị hiểu nhầm và khó phân biệt hai thuật ngữ này.
Trọng tải là khả năng chuyên chở hàng hóa tối đa mà phương tiện được phép vận chuyển theo đúng chuẩn an toàn kỹ thuật được cấp phép.
Tải trọng là khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện vận tải đang chở hoặc vận chuyển. Tải trọng xe chỉ tính khối lượng của hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật mà không bao gồm khối lượng toàn tải, tức không tính tự trọng của xe và người trên xe.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, tải trọng và trọng tải xe đều là những thông số đề cập đến tổng khối lượng hàng hóa nhưng chúng cũng có điểm khác biệt đặc trưng:
Trọng tải thể hiện số lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa.
Tải trọng thì thể hiện tổng khối lượng hàng hóa mà xe hiện tại đang chuyên chở.

Xe ô tô chở quá trọng tải bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:
Tỷ lệ quá tải trên 10% đến 30% thì sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tỉ lệ quá tải trên 30% đến 50% thì sẽ bị xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tỉ lệ quá tải trên 50% đến 100% thì sẽ bị xử phạt 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Tỉ lệ quá tải trên 100% đến 150% thì sẽ bị xử phạt 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Tỉ lệ quá tải trên 150% thì sẽ bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment