Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1?

by Quỳnh Tran
Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1?

Xin chào Luật sư. Tôi chuẩn bị thi lấy bằng lái xe B1 nên tôi muốn tìm hiểu về quy định pháp luật về việc cấp loại bằng lái xe này, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi có thắc mắc rằng sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1? Bằng lái xe B1 (giấy phép lái xe) số tự động được phép điều khiển những loại xe gì và thời hạn của bằng lái xe là bao lâu? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn giao thông của Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Các loại bằng lái xe hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1?
Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1?

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

Theo đó, các loại bằng lái xe hiện nay bao gồm các loại được quy định như trên.

Bằng lái xe B1 (giấy phép lái xe) số tự động được phép điều khiển những loại xe gì?

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

…”

Như vậy, bằng lái xe B1 sẽ được cấp cho người lái xe điều khiển các loại xe sau:

– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Bằng lái xe B1 (giấy phép lái xe) có thời hạn trong bao lâu?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.”

Theo đó, bằng lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1?

Thời gian nhận giấy phép lái xe kể từ khi bạn hoàn thành và đạt yêu cầu bài thi sát hạch là từ 7-14 ngày theo quy định của Sở giao thông vận tải.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Sau khi thi sát hạch bao lâu có bằng B1?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như sử dụng dịch vụ tư vấn về cách soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

Câu hỏi thường gặp:

Tại sao ngày càng nhiều người học bằng lái xe B1?

Thứ nhất, học bằng lái xe B1 dễ hơn. Mọi quá trình học từ học sa hình, đường trường, sát hạch đều được thực hiện trên xe số tự động. Mà lái xe số tự động thì dễ hơn xe số sàn là điều hiển nhiên.
Thứ hai, xe số tự động ngày càng nhiều và thay thế xe số sàn. Tất nhiên đối với xe tải thì xe số sàn vẫn là chủ yếu. Nhưng xe gia đình, xe du lịch thì số tự động đã chiếm đến 80%, nhiều mẫu xe mới đã cắt bỏ phiên bản xe số sàn (MT)

Thời gian học thực hành bằng lái xe B1 là bao lâu?

Thời gian học thực hành B1: Thời gian học thực hành cho chương trình học bằng lái xe B1 là 3 tháng.

Thời gian học lý thuyết bằng lái xe B1 là bao lâu?

Thời gian học lý thuyết B1: Đối với các khóa học lý thuyết tại trung tâm hiẹn nay, thời gian học sẽ là không giới hạn số buổi. Miễn là học viên có thể hoàn thành bài thi tốt nghiệp và bài thi sát hạch lý thuyết. Trung tâm sẽ hướng dẫn các học viên cách học để có hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment