Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?

by Quỳnh Tran
Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?

Hiện nay điện thoại đã trở thành thiết bị không thể thiếu đối với nhiều đối tượng, thiết bị phục vụ cho công việc và học tập thông dụng nhất, có thể kết nối nhanh chóng nhiều người và trên khắp các mọi miền. Với mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng trở lên phổ biến, bất kể việc gì cũng cần có điện thoại trong tay, điều này tiện lợi nhưng vô tình dẫn đến việc những nguy hiểm tiềm ẩn, giả sử như việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu? Và khi điều khiển xe gắn máy cần lưu ý những điều gì? Bạn hãy cùng CSGT tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Những nguyên tắc dành cho người điều khiển xe gắn máy

Giữ tập trung
Rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân người điều khiển phương tiện giao thông không tập trung vào việc điều khiển xe. Dù chủ quan hay khách quan nhưng bạn hãy nhớ bất cứ lý do gì thì khi bạn không tập trung cũng là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các vụ tai nạn thương tâm. Thời buổi công nghệ phát triển rất nhiều người vừa lái xe vừa xem điện thoại hoặc lượt facebook đây là điều tối kỵ trong việc lái xe.
Giữ tinh thần tỉnh táo khi lái xe
Không lái xe sau khi đã uống rượu bia hoặc khi tinh tần không được tỉnh táo. Sau khi uống bia rượu hoặc khi đang buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo, điều khiển các phương tiện giao thông là vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Các chất kích thích có trong rượu bia làm cho người điều khiển xe có cảm giác hưng phấn, cảm thấy tốc độ của xe là rất chậm nên cứ thế tăng thêm ga dẫn đến mất kiểm soát tốc độ, rất nguy hiểm cho bản thân người điều khiển và những người xung quanh.
Uống rượu bia cũng có thể gây ra hiện tượng buồn ngủ, mất tập trung khiến cho người lái xe không kiểm soát được tay lái gây ra tai nạn giao thông.
Hiểu rõ về “cơ thể” và “tính cách” của xe

Mỗi loại xe máy có một cấu tạo kỹ thuật, đặc điểm vận hành với ưu, khuyết điểm riêng, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu về cấu tạo xe và thành thục những kỹ năng vận hành khác nhau.
Tập thói quen nhìn kính chiếu hậu khi điều khiển xe máy
Rất nhiều người không quan tâm đến 2 kính chiếu hậu, rất nhiều xe chỉ gắn kính cho có để đối phó với cơ quan chức năng. 2 kính chiếu hậu chính là 2 con mắt phía sau lưng, hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc quan sát nhanh các phương tiện và tình huống phía sau mình để kịp thời xử lý. Nếu có quan sát kính chiếu hậu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xin qua đường, hoặc dễ dàng phản xạ để xử lý hơn nếu có một phương tiện đang lao từ phía sau về phía bạn.
Tuy nhiên gương xe máy cũng có những điểm “mù”, tức có những vị trí mà người lái không thể nhìn thấy được các xe phía sau, bên cạnh qua gương xe. Do vậy, trong những tình huống không đảm bảo an toàn, người điều khiển cần quay đầu lại quan sát trực tiếp bằng mắt để nhận biết những xe nằm trong vùng khuất tầm nhìn. Lưu ý, chỉ quay đầu thật nhanh qua vai chứ không quay cả người hay vai, vì nếu quay cả người hay vai thì tay lái cũng sẽ quay theo và xe sẽ thay đổi hướng đi, dễ mất thăng bằng và gây nguy hiểm.
Nắm vững và tuân thủ luật lệ giao thông
Hãy đi đúng tốc độ cho phép ở mỗi khu vực mình đang di chuyển, đi đúng làn đường của mình, không nên chạy lấn qua làn ô tô, sẽ rất nguy hiểm nếu bị va quẹt với chiếc ô tô nào đó đang cố gắng vượt lên. 
Dừng đèn đỏ đúng vạch và đúng phần dường dành cho xe máy.    
Luôn đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông dù là đi trong các khu vực không có sự kiểm soát của CSGT, đội nón bảo hiểm là để bảo vệ chính bản thân của mình. Khi chạy xe với tốc độ vài chục km/h thì chỉ cần có va chạm hoặc quẹt ngã, phần đầu khó an toàn nếu như không có chiếc mũ bảo hiểm.
Sử dụng còi và xi nhan hợp lý: Chỉ nên dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ “không nhận ra điều đó”. Bạn không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còi liên tục và quá to, điều này sẽ làm lái xe khác bị giật mình và tai nạn có thể xảy ra. Khi muốn chuyển hướng, bạn phải bật đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống thật an toàn.
Hãy kiên nhẫn khi điều khiển xe máy
Rất nhiều người không đủ kiên nhẫn trong việc điều khiển xe máy. Đèn đỏ chỉ còn vài giây là đã vội lên ga  và phóng đi, điều đó là cực kỳ nguy hiểm nếu như bên hướng giao cắt có một xe đang cố chạy cho kịp mấy giây đèn xanh còn lại, rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trong những trường hợp như thế này.
Hãy kiên nhẫn và nhường nhịn đối với những xe quá khổ, siêu trọng, đừng vội vã qua đường trước đầu các phương tiện này vì cho dù họ có quan sát thấy bạn thì cũng không dừng hẳn phương tiện ngay được do khối lượng quá lớn có một quán tính cần một ít thời gian và khoảng cách mới dừng hẳn được.
Tránh vượt ẩu hoặc luồn lách, điều khiển xe máy song song hay dừng đèn đỏ trước đầu xe quá khổ, trọng tải lớn vì thông thường các xe lớn có rất nhiều vị trí “điểm mù” mà người điều khiển ngồi trong cabin không quan sát được.
Bảo dưỡng xe định kỳ và kiểm tra xe trước khi điều khiển
Bạn phải luôn đảm bảo xe xủa bạn có đủ độ an toàn trước khi bạn tham gia giao thông. Mọi máy móc, thiết bị đều có thể bị bào mòn, hư hỏng qua quá trình sử dụng, vì vậy hãy bảo dưỡng xe định kỳ và kiểm tra xe trước khi đi, đặc biệt là hệ thống phanh xe.

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?

Theo điểm h khoản 4 và điểm b, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 và điểm c khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?
Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?

– Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như:

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.

Đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bên cạnh mức xử phạt hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông. Theo căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;”

Theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định này có quy định:

“10. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, sử dụng tai nghe khi đi xe máy tham gia giao thông; sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời hành vi đeo tai nghe này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia nhà đất sau ly hôn nhanh chóng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Nguy hiểm khi sử dụng điện thoại lái xe như thế nào?

Theo các cơ quan chức năng, trong các trường hợp gây tai nạn giao thông, nguyên nhân do người lái xe thiếu tập trung quan sát thường chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó có hành vi vừa lái xe, vừa nghe điện thoại di động. Từ người đi xe đạp cho đến xe máy, tài xế lái ô tô con đến xe tải, xe khách, xe container… đều có nhiều trường hợp vừa điều khiển xe, vừa nghe điện thoại di động, không chú ý quan sát trên đường.
Đã có người vì mải mê nghe điện thoại mà qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ quên dừng lại… gây bất bình cho những phương tiện cùng lưu thông, thậm chí xảy ra tai nạn.

Khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại cần lưu ý gì?

Về nguyên tắc khi đang tham gia giao thông, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại thì phải tấp vào lề đường, dừng phương tiện thì mới đảm bảo an toàn giao thông nhưng ít khi lái xe chọn cách an toàn này, đặc biệt là các tài xế xe ôm công nghệ. Sử dụng điện thoại khi lái xe là việc người điều khiển phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) đang di chuyển trên đường mà vẫn sử dụng điện thoại di động.

Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử phạt sử dụng điện thoại khi lái xe?

Cảnh sát giao thông không được dừng xe xử phạt khi mặc thường phục mà chỉ được quyền giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông nhằm phát hiện các hành vi vi phạm và thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai mặc cảnh phục để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment