Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?

by Anh Vân
Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào

Khi tham gia giao thông sẽ mắc một số lỗi và bị xử phạt các hành vi phạm bằng các biện pháp như phạt hành chính. Ngoài ra có một số lỗi sẽ có hình phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe hay tạm giữ phương tiện vi phạm. Nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ giao thông. Vậy làm thế nào để người vi phạm nhận lại phương tiện bị tạm giữ khi hết thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng CSGT tìm hiểu vấn đề này qua bài viết Thủ tục lấy xe bị tạm giữ

Các lỗi vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ phương tiện

Hiện nay, pháp luật đã quy định rất rõ về các trường hợp bị tịch thu phương tiện khi vi phạm giao thông nên khi tham gia giao thông cần phải hết sức lưu ý và cân nhắc các trường hợp bị tịch thu phương tiện để tránh thiệt hại cho bản thân. Theo quy định Điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt, cụ thể:

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; 

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; 

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Theo đó, khi người điều khiển ô tô vi phạm những lỗi trên thì cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện này trước khi ra quyết định xử phạt.

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào

Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?

Khi bị tạm giữ xe, thì sau khi nộp phạt theo đúng vi phạm giao thông mình mắc phải thì người vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục lấy lại xe. Thủ tục được quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, cụ thể:

– Việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có quyền ra quyết định tạm giữ;

– Người quản lý, bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển phương tiện khi đã có quyết định trả lại phương tiện theo trình tự như sau:

+ Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện hoặc quyết định chuyển phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận;

Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ hoặc đại điện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ phương tiện. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận tại phương tiện bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền.

+ Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

+ Trường hợp chuyển phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.

Vậy, khi đi nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, anh cần phải mang theo các giấy tờ như biên bản tạm giữ, Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân. Bên cạnh đó anh cũng cần Quyết định trả lại phương tiện để người tạm giữ phương tiện có thể kiểm tra và thực hiện việc trao trả phương tiện bị tạm giữ.

Thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông

Sẽ tùy thuộc vào giá trị của phương tiện và tính chất hành vi vi phạm mà thẩm quyền tạm giữ phương tiện sẽ được phân cấp, trao cho từng đối tượng khác nhau thực hiện. Cụ thể:

Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, Chương II Phần thứ 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cụ thể hơn là tại Điều 38 và Điều 39 thì thẩm quyền được tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
  • Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
  • Giám đốc Công an cấp tỉnh được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Phương tiện giao thông hết thời hạn tạm giữ bị xử lý ra sao?

Một số trường hợp do không để ý nên đa hết hạn tạm giữ xe mà không lên làm thủ tục. Hành vi này sẽ được xử lý theo Khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 65 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về việc xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi hết thời hạn tạm giữ mà không có người đến nhận như sau:

– Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để xác minh tình tiết hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính thì:

+ Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

– Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

Thông tin liên hệ

Chúng tôi cung cấp qua thông tin về “Thủ tục lấy xe bị tạm giữ như thế nào?” qua bài viết trên. CSGT luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về. khung giá đền bù đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu ?

Dựa trên quy định của pháp luật, thì thời hạn để cơ quan công an tạm giữ phương tiện là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ .Đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh vụ việc thì cơ quan công an có thể gia hạn thêm nhưng tối đa là 30 ngày. Trường hợp đặc biệt sẽ được gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày nữa.

Chế tài chậm nộp phạt vi phạm giao thông là những gì?

Trong thời hạn 10 ngày từ ngày nhận được quyết định/biên bản xử phạt thì người vi phạm có nghĩa vụ thực hiện việc nộp phạt
Điều 78 luật này quy định: nếu trong thời hạn nêu trên mà người vi phạm không thực hiện theo quyết định (nộp phạt) thì sẽ bị áp dụng các chế tài sau:
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
Phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.
=> Số tiền nộp phạt khi chậm nộp sẽ được tính theo công thức:
Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like