Uống rượu điều khiển xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

by Duy Trần
Uống rượu điều khiển xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Người ta nói miếng rầu là đầu câu chuyện; càng đối với những “đệ tử Lưu Linh” thì chén rượu là đầu cuộc vui. Như vậy khi là văn hoá thì không thể bỏ được mà phải tiếp tục giữ gìn, phát huy; nhưng làm cách làm để vẫn giữ gìn mà vẫn chấp hành đúng quy định của pháp luật. Hiện nay việc uống rượu điều khiển xe máy đã trở thành vấn nạn khi ra đường. Hãy tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này cùng với Luật sư X để nắm rõ thông tin nhé.

Căn cứ pháp lí

Nghị định 100/2019?NĐ-CP

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Tác hại của uống rượu điều khiển xe máy để tham gia giao thông

Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng; sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện không có ngưỡng an toàn. Tác hại của rượu, bia rất đa dạng và phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần; mà còn đe dọa tính mạng của người điều khiển phương tiện; cũng như những người xung quanh khi tham gia giao thông. 

Say rượu là trạng thái con người mất đi sự tỉnh táo; và tập trung dưới tác động của rượu – loại đồ uống có cồn vô cùng độc hại. Theo quy định luật giao thông đường bộ; thì điều khiển xe máy khi say rượu là hành vi bị nghiêm cấm.

Quy định xử phạt lỗi uống rượu điều khiển xe máy

Xử phạt về Hành chính

Xử phạt Hành chính uống rượu điều khiển xe máy theo Nghị định 100/2019

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô; và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn; nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi:

Điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

Xử phạt Hành chính khi uống rượu điều khiển xe máy theo Nghị định 117/2020?NĐ-CP

Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;

Người nào chưa đủ tuổi mà lại còn uống rượu điều khiển xe máy; thì sẽ bị phạt rất nặng các hình phạt cộng gộp trong xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt về Hình sự uống rượu điều khiển xe máy

Theo Điều 260 BLHS quy định Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

– Không có giấy phép lái xe theo quy định;

– Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015; người nào uống rượu điều khiển xe máy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và trong trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Hơn thế nữa; hiện tại đang là cao điểm tuần tra xử lý vi phạm giao thông nên mọi người dân cần phải lưu ý; đảm bảo an toàn cho chính bản thân và toàn xã hội.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Uống rượu điều khiển xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Say rượu điều khiển xe máy gây tai nạn chết người bồi thường thiệt hại ra sao?

Say rượu điều khiển xe máy gây tai nạn chết người; bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.

Say rượu điều khiển xe máy có bị tước giấy phép lái xe không?

Hình phạt bổ sung sẽ căn cứ vào nồng độ cồn và đối tượng không hợp tác:
Nồng độ cồn trong máu và hơi thở ​≤ 50 miligam/100 mililít máu hoặc ​≤ 0,25 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 10 tháng cho đến 1 năm.
Nồng độ cồn trong máu và hơi thở >50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép từ 16 đến 18 tháng.
Nồng độ cồn trong máu và hơi thở > 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,4 miligam/1 lít khí thở. Tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 22 đến 24 tháng. 

Rate this post

You may also like

Leave a Comment