Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị xử lý thế nào?

by Nhu Hương
Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị xử lý thế nào

Chào Luật sư! Hôm qua tôi đi đến trường đón con tan học. Do vội quá nên khi dừng đèn đỏ, tôi có vượt qua vạch kẻ đường. Tôi bị đồng chí cảnh sát giao thông lập biên bản. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị xử lý như thế nào? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Vạch kẻ đường được xác định như thế nào?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị xử lý thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008: Người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm các hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Quy chuẩn này cũng quy định ý nghĩa của vạch liền nét màu trắng được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hay tại các nút giao có vạch người đi bộ qua đường như sau:

“Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường”.

Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông không được phép đi quá vạch kẻ ngang đường; liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm Luật Giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định. 

Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị xử lý thế nào?

Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh; chỉ dẫn của biển báo hiệu; vạch kẻ đường với mức phạt cụ thể: 

  • Đối với ôtô: 200.000 – 400.000 đồng.
  • Đối với xe mô tô; xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
  • Đối với máy kéo; xe máy chuyên dùng: 100.000 – 200.000 đồng.
  • Đối với xe đạp; xe đạp máy; xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.

Nộp phạt trực tuyến vi phạm giao thông như thế nào?

Hiện nay, hình thức nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được quy định khiến cho việc nộp phạt tiện lợi hơn. Các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập cổng dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn;

Bước 2: Kích vào phần Thanh toán trực tuyến, chọn tiếp Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính và chọn Tra cứu; thanh toán vi phạm giao thông

Tra cứu theo biên bản vi phạm hoặc là tra cứu theo mã quyết định. Với những vị trí có dấu * (bắt buộc), người dân phải điền đầy đủ và chính xác. Với các thông tin được yêu cầu điền vào như sau: số biên bản; họ tên của người vi phạm; chọn tỉnh hoặc thành phố hoặc đơn vị lập ra biên bản xử phạt giao thông; ngày vi phạm; nhập mã bảo mật và kích vào “Tra cứu”.

Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu.Bạn có thể tra cứu theo mã quyết định hoặc theo biên bản vi phạm.

Nếu như thông tin của người dân nhập là đúng và có được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ thông báo đến cho người vi phạm một bảng thông tin về nội dung vi phạm.

Bước 4: Chọn ngân hàng để thực hiện nộp phạt và làm theo hướng dẫn để nộp phạt số tiền vi phạm trong biên bản;

Bước 5: Sau khi thanh toán thành công, người nộp phạt có thể chọn nhận lại giấy tờ tại nơi ra quyết định xử phạt hoặc qua đường bưu điện.

Nộp phạt vi phạm giao thông muộn bị xử lý thế nào?

Nộp phạt vi phạm giao thông muộn, người nộp phải thêm 0,05% số tiền phạt chậm nộp.

Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trừ trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (khoản 2 Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 78 Luật này, trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Nếu quá thời hạn ghi trong quyết định, người vi phạm sẽ bị:

  • Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
  • Phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.

Theo đó,

Số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp).

Như vậy, người chậm nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đồng thời mỗi ngày chậm nộp phải nộp thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa nộp.

Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Khi nào được nộp phạt tại chỗ?

Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vượt quá vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị xử lý thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Mất bằng lái xe ôtô có phải thi lại?

Nếu mất bằng lái lần đầu, tài xế sẽ được chấp nhận cấp lại bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, sau 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn cũng sẽ được cấp bằng lái xe mà không phải thi lại lý thuyết và thực hành.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ hai, trong vòng 2 năm từ khi cấp lại bằng lái lần thứ nhất, bạn phải thi lại lý thuyết.
Nếu mất bằng lái xe lần thứ ba trong vòng 2 năm, bạn phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp; xe đạp máy; người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.”.
Như vậy, trường hợp này bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Sử dụng ô khi đi xe đạp bị phạt bao nhiêu?

Với hành vi vi phạm sử dụng ô khi điều khiển; ngồi trên xe đạp, tại Điểm h; Khoản 1; Điều 8; Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment