Năm 2022 khi xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu?

by Quỳnh Tran
Năm 2022 khi xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu?

Xin chào Luật sư. Gia đình tôi có 9 người nên hiện đang cân nhắc việc mua ô to 7 chỗ. Tôi có tìm hiểu thì được biết rằng pháp luật không cho phép xe 7 chỗ chở hàng, vậy khi xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu tiền? Hiện nay, xe ô tô 7 chỗ trong thành phố thì có thể chạy với tốc độ tối đa bao nhiêu? Tốc độ tối đa cho phép xe ô tô 7 chỗ chạy trên đường cao tốc là bao nhiêu? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn giao thông của Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, hành vi vận chuyển hàng hóa bằng xe 7 chỗ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ khảo 3 Điều 23 Nghị định 171/2013 với mức phạt từ 500.000 – 800.000 VNĐ đồng. Điều 23 quy định cụ thể như sau:

  • Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy
  • Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định
  • Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật)
  • Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy
  • Sắp xếp chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách.

Các quy định xử phạt hành chính một số trường hợp được áp dụng như sau:

Điểm, khoản, Điều áp dụngHành viHình thức, mức xử phạtThi hành quyết định xử phạt hoặc khiếu nại, khởi kiện
Điểm đ Khoản 3 Điều 23Chở hành khách, chở người sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành kháchPhạt tiền 600.000 đến 800.000 đồngThi hành quyết định xử phạt tiền
Khiếu nại, khởi kiện
Điểm e Khoản 3, Điểm a Khoản 8 Điều 23Chở hành khách, chở người chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xePhạt tiền 600.000 đến 800.000 đồng
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Thi hành quyết định xử phạt tiền
Thi hành quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Khiếu nại, khởi kiện
Điểm d Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều 23Chở hành khách, chở người xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xePhạt tiền 600.000 đến 800.000 đồngThi hành quyết định xử phạt tiền
Khiếu nại, khởi kiện
Điểm g Khoản 3 Điều 23Chở hành khách, chở người vận chuyển hàng có mùi hôi thối trên xe chở hành kháchPhạt tiền 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 thángThi hành quyết định xử phạt tiền. Thi hành quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Khiếu nại, khởi kiện
Điểm m Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều 23Chở hành khách, chở ngườichở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xePhạt tiền 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 thángThi hành quyết định xử phạt tiền. Thi hành quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Khiếu nại, khởi kiện

Xe ô tô 7 chỗ khi tham gia giao thông được phép chạy với tốc độ tối đa là bao nhiêu?

Quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT:

Trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép xe ô tô 7 chỗ như sau:

– Trong đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe là 60km/h;

– Trong đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe thì tốc độ tối đa là 50km/h.

Năm 2022 khi xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu?
Năm 2022 khi xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu?

Tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư: Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ khi tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa cho phép là 90km/h đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe trở lên và 80km/h đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Tốc độ tối đa cho phép xe ô tô 7 chỗ chạy trên đường cao tốc theo quy định là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc như sau:

“Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc

1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.”

Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT giải thích.

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép xe ô tô 7 chỗ trên đường cao tốc là không vượt quá 120km/h.

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ theo Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:

Điều 4. Nguyên tắc chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách khi điều khiển phương tiện trên đường bộ

1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

2. Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11 của Thông tư này.

3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạy với tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn giao thông.”

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Năm 2022 khi xe 7 chỗ chở hàng bị phạt bao nhiêu?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nhanh chóng, uy tín… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Xe 7 chỗ được chở tối đa bao nhiêu người?

Căn cứ theo quy định của Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Xe dưới 10 chỗ ngồi : Được phép chở quá 1 người. Từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt
Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ : Được phép chở quá 2 người. Từ người thứ 3 sẽ bị xử phạt
Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ : Được phép chở 3 người. Từ người thứ 4 sẽ bị xử phạt
Xe trên 30 chỗ : Được phép chở 4 người. Từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt
Như vậy, xe 7 chỗ được chở tối đa thêm 1 người là 8 người.

Xe ô tô 7 người chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;“

Trong trường hợp nào sẽ ô tô 7 chỗ chở quá số người quy định bị tước giấy phép lái xe?

Căn cứ điểm a và điểm c khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;”
Như vậy, khi điều khiển xe ô tô chở khách 7 chỗ tuyến dưới 300km thì sẽ bị tước Giấy phép lái xe trong 2 trường hợp sau:
Vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện (8 người): bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện (8 người): bị tước Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment