Xử lý vi phạm hành chính lỗi đua xe trái phép và cổ vũ đua xe trái phép

by Quỳnh Tran
Xử lý vi phạm hành chính lỗi đua xe trái phép và cổ vũ đua xe trái phép

Nhà nước đã quy định về mức phạt hành vi đua xe trái phép. Tuy nhiên, thực trạng đua xe trái phép và hậu quả đua xe trái phép đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Một phần là do người dân chưa nắm rõ được các quy định về mức phạt hành vi đua xe trái phép và cổ vũ đua xe trái phép như thế nào. Tại bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung xử lý vi phạm hành chính lỗi đua xe trái phép và cổ vũ đua xe trái phép. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Đua xe trái phép là hành vi như thế nào?

Đua xe trái phép là hành vi điều khiển xe tham gia việc đua xe ô tô; xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà không được sự cho phép; của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi sử dụng phương tiện chạy quá tốc độ, không có bảo hộ đúng theo quy chuẩn, không có làn đường riêng, không được sự cho phép cơ quan có thẩm quyền.

Mức phạt đua xe trái phép đối với xe máy

Đua xe máy trái phép đã trở thành nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông đường bộ. Bởi vì những hậu quả đua xe trái phép gây ra cho nên pháp luật rất chú trọng trong việc đưa những hình thức xử phạt phù hợp với tình trạng này. Đối với việc đua xe mô tô trái phép, Khoản 2 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

Ngoài việc phạt tiền, người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện (sau đây gọi chung là xe máy) còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

Như vậy, việc xử lý vi phạm hành chính đối với lỗi đua xe trái phép trong trường hợp phương tiện vi phạm là xe máy được áp dụng cho người đua xe đó là:

Mức phạt đua xe trái phép đối với xe ô tô

Việc đua xe ô tô mà không thuộc khuôn khổ được cho phép sẽ dễ dàng gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng cho chính những người đua xe và những người khác đang tham gia giao thông. Đối với vấn đề này, Khoản 3 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đua xe trái phép như sau:

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.

Ngoài ra, điểm b Khoản 4 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp này đó là:

4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

Như vậy, việc xử lý vi phạm hành chính đối với lỗi đua xe trái phép trong trường hợp phương tiện vi phạm là xe ô tô được áp dụng cho người đua xe là:

  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

Cổ vũ đua xe trái phép bị xử phạt như thế nào?

Tình trạng nhiều người tụ tập cổ vũ đua xe trái phép, kích động người đua xe vẫn còn rất phổ biến bởi vì nhiều người chưa biết rằng việc làm này có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, điểm a Khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;

Như vậy, việc tụ tập để cổ vũ đua xe trái phép, kích động hành vi điều khiển xe trái quy định pháp luật sẽ dẫn đến việc vi phạm lỗi cổ vũ đua xe trái phép và người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xử lý vi phạm hành chính lỗi đua xe trái phép và cổ vũ đua xe trái phép “. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy đi trên vỉa hè bị phạt tiền bao nhiêu?

Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó sẽ phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm là điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bảo trốn bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”
Như vậy trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bảo trốn bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

5/5 - (2 bình chọn)

You may also like

Leave a Comment